Menu xem nhanh:
1. Sỏi niệu quản là gì?
Niệu quản là một đường dài khoảng 25-28cm, đường kính trung bình 5mm. Niệu quản có những chỗ hẹp sinh lý và càng xuống dưới, niệu quản càng hẹp lại gây ra những cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới.
Sỏi niệu quản có thể hình thành khi sỏi thận di chuyển rơi xuống niệu quản, viên sỏi đó gọi là sỏi niệu quản. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, khi có hẹp niệu quản hoặc những bất thường tạo sự ứ đọng nước tiểu trong niệu quản có thể gây tích tụ tạo nên sỏi niệu quản.
Sỏi niệu quản có thể hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong đường niệu quản như sỏi niệu quản 1/3 trên, sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi niệu quản 1/3 dưới, sỏi niệu quản trái, sỏi niệu quản phải…
2. Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm từ sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
2.1. Giãn đài bể thận
Sỏi ở niệu quản chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ứ nước tại thận, giãn đài bể thận và làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
2.2. Viêm nhiễm đường tiết niệu
Khi những viên sỏi di chuyển, đặc biệt là sỏi có kích thước to, những viên sỏi có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn… sẽ làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao, rét run, hố thắt lưng căng đau.
2.3. Suy thận cấp
Biến chứng này xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.
2.4. Suy thận mạn
Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi. Lúc này, người bệnh cần phải sử dụng các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận, ghép thận…
3. Biện pháp điều trị sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu sỏi tiết niệu bạn cần đi khám để có thể loại bỏ sỏi sớm:
3.1. Đối với sỏi niệu quản 1/3 trên
Tán sỏi ngoài cơ thể với điều kiện sỏi nhỏ hơn 1,5cm: Phương pháp này sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, áp dụng với kích thước sỏi lớn hơn 1,5cm: Đây là phương pháp tạo đường hầm nhỏ vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10-15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ và lấy sỏi ra ngoài.
3.2. Đối với sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới
Sỏi niệu quản ở vị trí này có thể điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Kỹ thuật này được thực hiện bằng việc đưa ống nội soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản và tán vụn sỏi…