Bệnh tay chân miệng có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và quá trình điều trị bệnh cho trẻ diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài sau đây.

1. Bệnh tay chân miệng có lây không?

Bệnh tay chân miệng có lây không là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn

Bệnh tay chân miệng có lây không là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do virus gây ra và phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ dàng lây ra cộng đồng khi có tiếp xúc với người mắc bệnh.

Hiện nay, có hai chủng virus gây ra tay chân miệng là Enterovirus và Coxsackievirus. Với hai chủng virus này, về cơ bản các triệu chứng bệnh lý là giống nhau song với chủng Enterovirus thì mức độ nguy hiểm và khả năng biến chứng nặng thường cao hơn.

Virus tay chân miệng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Khi ở trong cơ thể người, virus tồn tại ở nhiều vị trí như trong nước bọt, dịch mũi, dịch trong các mụn trên da, trong niêm mạc,…. Chúng khiến cơ thể sinh nhiều dịch tiết, thông qua các dịch này virus có thể phát tán rộng trong môi trường và lây nhiễm sang người lành khi tiếp xúc với nước bọt, dịch bắn,…. chứa virus. Nguy hiểm hơn, ở nhiệt độ thường, virus có thể tồn tại tới 3 tuần,.. chính vì vậy mà khi tiếp xúc gián tiếp qua các bề mặt chứa virus, người lành cũng có thể nhiễm bệnh.

Điều này lý giải tại sao bệnh tay chân miệng rất dễ bùng dịch và thường xâm nhập và tấn công trẻ nhỏ, thường gặp nhất là nhóm trẻ 3 tuổi vì thời điểm này sức đề kháng của trẻ yếu và ở độ tuổi này do đặc tính của trẻ rất thích trườn, bò,… tiếp xúc trực tiếp với nhiều bề mặt, và đây cũng là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều trang lứa bạn bè.

Theo thống kê, bệnh tay chân miệng diễn ra quanh năm nhưng dễ bùng phát nhất là vào thời điểm tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12, thời điểm giao mùa thuận lợi về yếu tố nhiệt độ và độ ẩm cho sự phát triển của virus.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

2. Quá trình diễn biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ

2.1. Giai đoạn ủ bệnh – không triệu chứng

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng kéo dài từ 3 đến 7 ngày tính từ thời điểm trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh. Trong giai đoạn này, trẻ không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào nên thường ba mẹ sẽ không phát hiện ra trẻ mắc bệnh.

Điều đáng nói trong giai đoạn ủ bệnh này virus vẫn hoàn toàn có thể lây nhiễm sang các trẻ khỏe mạnh và gây bệnh.

2.2. Giai đoạn khởi phát – bắt đầu có triệu chứng

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám

Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn khởi phát và kéo dài từ 1 đến 2 ngày với những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, viêm họng thông thường như: trẻ bị sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), trẻ mệt mỏi, chán ăn, có thể bị nôn ói, xuất hiện tình trạng tiêu chảy và có thể bị đau họng,..

2.3. Giai đoạn toàn phát – xuất hiện những triệu chứng điển hình của bệnh

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn siêu lây nhiễm và nguy hiểm nhất đối với trẻ. Thời gian toàn phát của bệnh có thể kéo dài tới 10 ngày hoặc thậm chí kéo dài hơn gây nguy hiểm cho trẻ. Trong giai đoạn bệnh này, những triệu chứng điển hình của tay chân miệng cũng bắt đầu xuất hiện:

– Viêm loét miệng:

Niêm mạch miệng, lợi và lưỡi bị tổn thương, xuất hiện các vết phỏng nước, vết loét từ 2 – 3mm và lan rộng nhanh chóng. Các mụn nước này khiến trẻ ngứa, khó chịu và khi bị vỡ ra khiến trẻ đau, xót khi ăn uống khiến trẻ khó khăn trong ăn uống và thường bỏ ăn, bỏ bú.

– Phát ban phỏng nước ở tay chân:

Các ban hồng kích thước nhỏ bắt đầu xuất hiện ở tay chân và thường khó phát hiện. Các ban này sẽ nhanh chóng phỏng lên thành các mụn nước từu 2 – 10mm, có hình bầu dục và xuất hiện lan rộng ở tay chân của trẻ. Các đợt phát ban thường kéo dài  3- 4 ngày/ đợt và sau khoảng 7 – 10 ngày thì có dấu hiệu tự xẹp và bong vảy.

Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nôn ói và sốt kéo dài.

2.4. Giai đoạn khỏi bệnh

Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn hồi phục khi các triệu chứng dần biến mất.

3. Xử trí và chăm sóc đúng cách cho trẻ bị tay chân miệng

Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ cần tích cực cho bé bú

Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ cần tích cực cho bé bú

Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng khi các mụn phỏng nổi lên từ 7 – 10 ngày thì trẻ sẽ khỏi bệnh. Trên thực tế, nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách thì nguy cơ biến chứng là rất cao. Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ khi không may trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

– Cẩn trọng với các cơn sốt kéo dài: Sốt kéo dài là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh có thể diễn biến xấu. Ngay từ khi bắt đầu phát triển bệnh, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ và kéo dài không cắt cơn, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ để can thiệp sử dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ. Một số biến chứng do sốt gây ra trẻ có thể gặp là viêm não, suy tim.

– Đặc điểm các nốt phỏng nước: Phỏng nước là đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các nốt phỏng này đều có dịch trong. Vì vậy khi các nốt phỏng có dịch đục hoặc hơi ngả nâu,.. hãy cẩn trọng vì đây chính là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị bội nhiễm. Để hạn chế nguy cơ này, cha mẹ hãy vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng khăn ẩm, ấm, lau người cho trẻ để giảm ngứa. Hạn chế cho trẻ gãi làm bung mụn nước. Nếu bị bung vết mụn, hãy thấm bằng tăm bông và giữ vết thương hở khô thoáng. Rác thải y tế cần được để đúng chỗ.

– Nếu trẻ đã bước sang giai đoạn toàn phát mà tình trạng tiêu chảy và nôn trớ vẫn xuất hiện, hãy báo với bác sĩ để xử lý kịp thời. Theo thống kê, trẻ mắc tay chân miệng có một trong những dấu hiệu trên thì nguy cơ biến chứng rất cao.

Ngoài ra, cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao đề kháng bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất. Nên chọn thức ăn, đồ uống lỏng, mềm, không mặn để không gây khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ bị tay chân miệng, hãy hạn chế tiếp xúc cho trẻ để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital