Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?Điều trị rồi nhưng lại tái phát

Thưa Bác Sĩ ! Em 16 tuổi em bị bệnh cường giáp. Điều trị rồi nhưng lại tái phát. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh cường giáp kiêng ăn gì khi bị bệnh? 
Ngọc Bích (28 tuổi, Hà Nội)
Trả lời
Chào Bích! Cảm ơn bạn đã có câu hỏi gửi về hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc “bệnh cường giáp kiêng ăn gì?” của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Cường giáp là một trong những bệnh lý thường gặp với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bạn đã điều trị rồi nhưng lại tái phát thì bạn cần tiếp tục tuân thủ chế độ điều trị vì đây là bệnh rất dễ tái phát và có nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

cuong-giap-kieng-an-gi

Cường giáp kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người khi bị bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể như sau:
– Kiêng ăn iot bởi đây là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon
– Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều iod như hải sản, rong biển. Kiêng ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê, kiêng ăn chế phẩm của sữa, kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, trà và các chất kích thích có chứa nicôtin, hút thuốc.
– Để tránh gầy sút, suy kiệt bạn cần ăn chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng và mát (dưa hấu, đậu ván, rau cần, kim châm) dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, kèm theo ăn nhiều hoa quả đặc biệt là hoa quả chứa nhiều kali, phốt pho, như chuối và nước dừa.

cuong-giap-kieng-an-gi1

Người bệnh cường giáp nên kiêng ăn muối và các thực phẩm giàu muối như hải sản, rong biển

– Vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh nhiễm trùng da, luôn đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
– Giai đoạn bệnh nặng: Bạn nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng, cần nằm trong phòng yên tĩnh, tránh các tiếng ồn.
Trường hợp bạn điều trị tích cực và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý mà bệnh vẫn tái phát nhiều lần hoặc tiến triển nặng, bạn nên cân nhắc việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital