Bạch cầu mono là gì? Ý nghĩa chỉ số này trong xét nghiệm máu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
Bạch cầu mono là một loại tế bào bạch cầu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm % bạch cầu mono bài tiết tăng hay giảm sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhiều người cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay nhưng không hề để ý xem chỉ số này tăng hay giảm và chúng gây có nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không. Để tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Bạch cầu mono là gì?

Bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có trong tế bào máu với tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Ngoài máu, chúng có thể được tìm thấy ở lách, các hạch, mạch bạch huyết và các mô khác trên cơ thể. Thời gian lưu hành của bạch cầu mono trong máu khá ngắn, khoảng dưới 20 giờ. Sau đó chúng sẽ di chuyển đến các tổ chức khác nhau và tăng kích thước, trở thành đại thực bào tổ chức. Khi ở dạng này, chúng có thể sống tới vài tháng hoặc vài năm và có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh rất mạnh mẽ.

bạch cầu mono là gì?

Bạch cầu mono là một tế bào bạch cầu có trong tế bào máu.

Bạch cầu trong cơ thể gồm 3 loại chính là bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào Lympho.

– Bạch cầu hạt: loại bạch cầu này được phân thành 3 loại chính là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính. Dựa vào cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm để phân loại.

– Bạch cầu đơn nhân trong khi máu trưởng thành sẽ có sự phân biệt hóa thành đại thực bào, tại các mô có sự khác nhau của cơ thể.

– Tế bào Lympho: theo một số nghiên cứu chứng minh rằng trong máu có 3 loại Lymphocyte: các tế bào giết tự nhiên, tế bào T và tế bào B. Tế bào Lympho là các tế bài chuyên biệt của hệ miễn dịch và rất phổ biến trong hệ bạch huyết.

2. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono trong máu

Chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono trong máu có thể phản ánh tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, hay một số bệnh lý khác. Chỉ số bình thường thì sẽ ở mức từ 4,0 – 8,0%.

ý nghĩa chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono

(Ảnh minh họa) xét nghiệm máu giúp đánh giá lượng bạch cầu trong máu

Nếu chỉ số này tăng, sẽ thể hiện một số bệnh lý thường gặp phải như: Bệnh do virus (cúm, quai bị, viêm gan); một số bệnh nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao); sốt rét; bệnh chất tạo keo; chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng hay một số bệnh ác tính khác (đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono…).

Chỉ số bạch cầu mono trong xét nghiệm máu đa phần sẽ thay đổi tùy theo từng bệnh lý. Bên cạnh đó, còn có thể ảnh hưởng khi dùng thuốc, một số bệnh ký khác kèm theo trước khi thực hiện quá trình xét nghiệm. Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân khác nhau các bác sĩ sẽ kết luận chỉ số này tăng cao hay giảm, ngoài ra còn phải tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng của người bệnh.

bạch cầu mono tăng cảnh báo cúm

Nếu chỉ số xét nghiệm bạch cầu mono của bạn cao có thể đang cảnh báo bệnh cúm 

Bởi vậy, cần phải có thời gian theo dõi và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ, việc kiểm tra xét nghiệm máu khoảng 3 – 6 tháng tiếp theo để đánh giá và kiểm tra lại là rất cần thiết. Trường hợp % mono bào tăng nhiều, số lượng tuyệt đối mono bào cũng tăng thì đây có thể là các biểu hiện của bệnh lý về máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital