Xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu dương tính nghĩa là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Đỗ Thị Hằng

Trưởng khoa Xét nghiệm
Xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu là một loại xét nghiệm khá quen thuộc. Nhiều trường hợp chỉ số này cho kết quả dương tính. Vậy kết quả xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu dương tính cho biết điều gì? Khắc phục vấn đề bất ổn đó bằng cách nào?
Nhiều người chưa hiểu kết quả xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu dương tính nghĩa là gì?
Nhiều người chưa hiểu kết quả xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu dương tính nghĩa là gì?

Ý nghĩa của chỉ số bạch cầu trong nước tiểu dương tính

Bạch cầu là một trong các loại tế bào máu, tồn tại cùng với tiểu cầu và hồng cầu. Các bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Sự xuất hiện thành phần bạch cầu trong nước tiểu được xem là bình thường khi nằm trong giới hạn cho phép.

Trường hợp xét nghiệm nước tiểu cho chỉ số bạch cầu dương tính nghĩa là tỷ lệ bạch cầu cao hơn mức bình thường, cho thấy có bất ổn. Nguyên nhân gây ra vấn đề này bao gồm cả vấn đề bệnh lý và các vấn đề khác.

Các căn bệnh khiến bạch cầu cao trong nước tiểu

-Nhiễm khuẩn bàng quang: Tình trạng này dẫn đến kích thích niêm mạc bàng quang, khiến bạch cầu phải xuất hiện để tiêu diệt vi khuẩn. Nhiễm khuẩn bàng quang gây đau vùng bàng quang, đi tiểu đau và nóng rát, tiểu nhiều lần. Đây cũng chính là bệnh viêm bàng quang. Việc quan hệ tình dục, mang thai có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn bàng quang.

-Nhiễm khuẩn và tắc nghẽn đường tiết niệu: Bệnh xảy ra khi vi khuẩn từ phân xâm nhập niệu đạo, đặc biệt khi đi tiểu hoặc trong khi quan hệ tình dục. Loại nhiễm khuẩn này có thể gây tăng tỷ lệ các tế bào bạch cầu trong nước tiểu, kèm theo các triệu chứng như đau rát khi đi tiểu. Các khối u bàng quang, khối u thận hoặc sỏi thận có thể làm xuất hiện nhiều bạch cầu trong nước tiểu.

-Nhiễm khuẩn thận hay viêm thận: Đây là tình trạng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Từ nhiễm khuẩn vùng tiết niệu thấp, vi khuẩn có thể lây lan lên niệu quản và vào thận. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận và nhiễm khuẩn thận làm hiện diện tế bào bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm khuẩn thận càng dễ xảy ra hơn nếu sỏi thận hoặc sỏi niệu quản làm hạn chế hoặc tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Nước tiểu bị ứ đọng trong bể thận dễ gây nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu xâm nhập khu vực viêm và xuất hiện trong nước tiểu.

-Bất thường đông máu hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm: Bệnh này cũng khiến máu và bạch cầu có thể xuất hiện trong nước tiểu.

–Ung thư thận, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang: gây viêm hoặc tắc nghẽn đường tiểu, dẫn đến xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu.

Chỉ số bạch cầu dương tính nghĩa là tỷ lệ bạch cầu cao hơn mức bình thường, cho thấy có bất ổn.
Chỉ số bạch cầu dương tính nghĩa là tỷ lệ bạch cầu cao hơn mức bình thường, cho thấy có bất ổn.

Các nguyên nhân khác khiến bạch cầu trong nước tiểu dương tính

-Việc nhịn tiểu thường xuyên: dễ làm cho bàng quang căng lên và ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong bàng quang, dẫn đến nhiễm khuẩn và chỉ số bạch cầu trong nước tiểu dương tính.

-Do mang thai: một số thai phụ có mức protein cao và nhiều bạch cầu trong nước tiểu. Tình trạng này có thể là do nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo.

-Do sử dụng thuốc: bao gồm một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp. Tình trạng bạch cầu cao trong nước tiểu là một tác dụng phụ của thuốc.

-Quan hệ tình dục không an toàn: sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập niệu đạo. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và bạch cầu trong nước tiểu dương tính.

-Tập thể dục quá sức: cũng có thể dẫn đến sự gia tăng bạch cầu trong nước tiểu.

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng bạch cầu trong nước tiểu.
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng bạch cầu trong nước tiểu.

Điều trị tình trạng bạch cầu trong nước tiểu dương tính

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng bạch cầu trong nước tiểu.

-Bạch cầu dương tính do nhiễm khuẩn đường tiểu:

+Nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu: điều trị bằng kháng sinh ngắn hạn

+Nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát: có thể cần đến một đợt kháng sinh dài hơn và làm thêm các xét nghiệm để tìm các nguyên nhân gây tái phát nhiễm khuẩn. Ngoài thuốc kháng sinh, việc tăng cường uống nước có thể giúp hạn chế nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm bàng quang.

-Bạch cầu dương tính do tắc nghẽn đường tiểu:

+Tắc nghẽn do khối u lành tính hoặc sỏi thận cỡ vừa và lớn: người bệnh có thể được can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu sỏi thận còn nhỏ, người bệnh nên dùng cách tăng lượng nước uống hàng ngày để giúp đẩy sỏi nhỏ ra khỏi hệ thống tiết niệu.

+Tắc nghẽn do khối u ác tính: các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital