Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ dù lành tính nhưng vẫn có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghi mắc cúm, bố mẹ nên cho bé đi khám ngay để được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bố mẹ đừng bỏ qua 5 điều cần lưu ý về thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi giúp con đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh sớm khỏi dứt điểm nhé.
Menu xem nhanh:
1. Không tự ý làm bác sĩ của con, tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc điều trị
Hiện nay, một số bố mẹ chủ quan cho rằng khi trẻ bị mắc các bệnh đơn giản như cảm thì có thể tự mua thuốc uống là khỏi, không cần đi khám bác sĩ. Dựa vào một số biểu hiện của trẻ, bố mẹ đóng vai bác sĩ tự chẩn đoán bệnh và ra hiệu thuốc mua thuốc cho con.
Thói quen trên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Lý do là vì các triệu chứng ban đầu của bệnh cảm cúm như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, sốt… rất giống với bệnh cảm lạnh hay nhiều bệnh về đường hô hấp thông thường khác. Với hiểu biết về y tế còn hạn chế, bố mẹ có có thể xác định nhầm bệnh và cho con uống nhầm thuốc điều trị. Bệnh của bé không những không khỏi, thậm chí còn kéo dài và bị nặng hơn.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến nghị về việc không sử dụng các loại thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi, thuốc ho, thuốc long đàm và tương tự cho trẻ em dưới 6 tuổi. Điều này đồng nghĩa rằng, mọi thuốc trị bệnh cảm cúm cho trẻ em đều cần phải được chỉ định bởi bác sĩ. Do đó, với trẻ 0-6 tháng tuổi, các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị bệnh cảm cúm cho con có bán sẵn tại các hiệu thuốc.
2. Cho trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng
Trẻ 0-6 tháng tuổi với thể trạng còn non, sức đề kháng yếu, khi mắc bất cứ bệnh gì cũng cần được bố mẹ chăm sóc và hỗ trợ điều trị thật cẩn thận. Khi thấy con xuất hiện những triệu chứng nghi mắc cảm cúm, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.
Tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh nhi sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra cần thiết để xác định bệnh, thể trạng sức khỏe thực tế. Dựa vào điều này, bác sĩ sẽ xây dựng cho bé một phác đồ điều trị phù hợp, vừa mang lại hiệu quả tốt lại đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bố mẹ còn được bác sĩ đưa lời khuyên, tư vấn cách chăm con để bệnh của bé mau khỏi và duy trì một sức khỏe tốt nhất cho bé.
Sau thăm khám, việc của bố mẹ là cần cho con uống thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Trường hợp thấy bé xuất hiện biểu hiện bất thường bố mẹ cần đưa bé đi tái khám ngay để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
3. Không cho bé cảm cúm 0 – 6 tuổi dùng những thuốc dưới đây
3.1. Tuyệt đối không dùng aspirin hạ sốt cho trẻ 0-6 tháng tuổi
Aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm không steroid. Thuốc có công dụng giúp hạ sốt và giảm đau từ mức độ nhẹ đến vừa các trường hợp như đau răng, đau đầu, cảm cúm, cảm lạnh thông thường…
Thế nhưng, các chuyên gia rất nhiều lần khuyến cáo không dùng thuốc aspirin cho một số trường hợp, đặc biệt là trẻ em. Các bé dưới 14 tuổi khi dùng aspirin có thể gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm như: hội chứng Reye, rối loạn cân bằng đông máu, viêm loét dạ dày… Do đó, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối không cho trẻ mắc cảm cúm hạ sốt với aspirin.
Khi trẻ cảm cúm sốt cao trên 38,5 độ, bố mẹ có thể cân nhắc có từ 3 tháng tuổi dùng acetaminophen, bé từ 6 tháng tuổi dùng ibuprofen hay paracetamol.
3.2. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ
“Kháng sinh có thể trị bách bệnh” là lầm tưởng của không ít phụ huynh. Lầm tưởng này còn dẫn tới nguy cơ lạm dụng kháng sinh, gây kháng kháng sinh ở trẻ. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần loại bỏ ngay quan niệm chưa đúng này.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus – nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ em 0-6 tháng tuổi. Do đó, phác đồ điều trị bệnh cảm cúm ở trẻ thường không có kháng sinh.
Tuy nhiên, nếu bệnh cảm cúm ở trẻ diễn tiến xảy ra viêm nhiễm thì lại khác. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh vào phác đồ điều trị bệnh cảm cúm cho bé. Mục đích nhằm tiêu diệt vi khuẩn, trừ viêm nhiễm cho bé.
4. Không cho trẻ dừng thuốc khi chưa đủ liều
Cho trẻ dùng thuốc đúng liều bác sĩ kê nhưng lại không đủ thời gian như bác sĩ chỉ định là một sai lầm không ít phụ huynh đã hay đã từng mắc phải. Lý do là vì dù các triệu chứng của bé đã giảm hẳn hay đã hết nhưng cũng không đồng nghĩa rằng bệnh của bé đã khỏi. Nếu bố mẹ vội cho trẻ dừng sử dụng thuốc khi chưa uống đủ thời gian bác sĩ chỉ định, thì bệnh của bé sẽ khó khỏi triệt tái lại rất cao.
Trẻ mắc cảm cúm nếu bị tái lại nhiều lần, trong thời gian ngắn sẽ khiến bệnh lần sau nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị hơn lần trước. Điều này khiến cơ thể, sức khỏe của bé bị tổn hại nghiêm trọng.
5. Không quên bổ sung vi chất cho trẻ
Trẻ mắc cảm cúm nên được bổ sung thêm vi chất cần thiết để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh phục hồi khi mắc bệnh. Vitamin C, kẽm… đều rất tốt cho trẻ cảm cúm.
Ngoài dùng thuốc, bố mẹ có thể bổ sung vi chất cho con bằng thực phẩm bé ăn. Bố mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn của con các thực phẩm như tôm, cua, các loại hạt đậu, rau xanh… đều rất giàu kẽm. Sau bữa ăn chính, bố mẹ có thể cho con ăn thêm trái cây hay uống nước cam, quýt… đều rất giàu vitamin C.
Như vậy, bài viết trên đây đã gửi tới bố mẹ 5 điều cần lưu ý về thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng tuổi. Trong quá trình điều trị cho bé cảm cúm tại nhà, bố mẹ đừng quên luôn quan sát các biểu hiện của con. Trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như co giật, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, nôn nhiều… bố mẹ hãy cho con đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời nhé.