3 xét nghiệm miễn dịch phổ biến trong tầm soát ung thư

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Xét nghiệm miễn dịch được ứng dụng rộng rãi trong phát hiện các bệnh lý giúp điều trị kịp thời và hiệu quả hơn. Là một danh mục thường quy trong quá trình khám bệnh. Đặc biệt, trong tầm soát ung thư có 3 loại xét nghiệm sinh hóa miễn dịch thường gặp bạn cần biết, xem ngay tại bài viết này!

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Các tác nhân, mầm bệnh trong cơ thể được gọi chung là kháng nguyên. Khi kháng nguyên xuất hiện, hệ thống miễn dịch sẽ hình thành nên các kháng thể tương ứng để chống lại các kháng nguyên đó. Lúc này, các kháng thể sẽ vô hiệu hóa kháng nguyên và thu hút nhiều tế bào miễn dịch nhằm tiêu diệt các tác nhân/mầm bệnh đang tấn công.

Xét nghiệm miễn dịch là loại xét nghiệm dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra virus, vi khuẩn, hormone và sắc tố hemoglobin trong máu. Có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa miễn dịch khác nhau với các mục đích khác nhau. Điển hình:

– Chẩn đoán tình trạng dị ứng

– Thử thai

– Phát hiện một số bệnh lý về thận – tiết niệu

– Tầm soát ung thư tiêu hóa

– Chẩn đoán nhồi máu cơ tim và thuyên tắc mạch

– Thử nhanh các loại thuốc như thuốc lắc, cần sa, thuốc ngủ,…

– Xác định nhóm máu

– Phát hiện các bệnh truyền nhiễm

xét nghiệm miễn dịch bao nhiêu tiền

Xét nghiệm miễn dịch giúp tìm ra virus, vi khuẩn, hormone và sắc tố hemoglobin trong máu

2. Những xét nghiệm sinh hóa miễn dịch quan trọng trong tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư là giải pháp vàng giúp chẩn đoán phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có khả năng tiến triển thành ung thư. Đặc biệt, duy trì tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần giúp đón đầu bệnh lý, tăng cơ hội điều trị bệnh thành công và kéo dài thời gian sống. Hiện nay, có 4 loại xét nghiệm sinh hóa miễn dịch trong tầm soát ung thư đó là:

2.1. Phát hiện các bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh gây ra do các vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bệnh có thể truyền từ người sang người hoặc từ côn trùng/động vật sang người. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh truyền nhiễm sẽ khác nhau tùy thuộc vào sinh vật gây nhiễm trùng. Phổ biến nhất là biểu hiện mệt mỏi và sốt. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh có thể khỏi khi được nghỉ ngơi và can thiệp kịp thời. Nhưng ở mức độ nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

xét nghiệm HIV

HIV là một loại bệnh truyền nhiễm có thể kiểm tra nhờ xét nghiệm máu

Xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được dùng để phát hiện các virus như viêm gan B, viêm gan C, HIV hay virus HPV. Bằng cách này, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp và ngăn cho bệnh phát triển nặng hơn.

2.2. Xác định nhóm máu

Hệ nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Thực tế, mỗi người sẽ mang một nhóm máu riêng và mỗi nhóm máu sẽ có một đặc trưng riêng biệt. Do đó, khi tầm soát ung thư định kỳ bạn sẽ được thực hiện xác định nhóm máu ABO – hệ nhóm máu phổ biến nhất hiện nay bằng xét nghiệm miễn dịch:

– Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống B trong huyết thanh.

Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống A trong huyết thanh.

– Nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể trong huyết thanh.

– Nhóm máu O: không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A và B trong huyết thanh.

Xét nghiệm xác định nhóm máu

Xét nghiệm xác định nhóm máu hệ ABO là phổ biến nhất hiện nay

2.3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm sinh hóa miễn dịch thường gặp trong tầm soát ung thư. Xét nghiệm này được thực hiện phân tích trên mẫu nước tiểu dùng để phát hiện một số bệnh lý như: nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh về thận và đái tháo đường.

Mẫu nước tiểu thường được đánh giá qua 3 cách:

– Kiểm tra cảm quan bằng cách quan sát màu sắc và mùi của nước tiểu. Nếu dấu hiệu bất thường có thể là báo hiệu của một số vấn đề nhiễm trùng.

– Phân tích bằng que thăm dò sẽ cho thấy các chỉ số xét nghiệm như: đường, protein, máu, độ PH,…

– Kiểm tra dưới kính hiển vi.

quy trình xét nghiệm nước tiểu 10 thông số

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm sinh hóa phổ biến trong tầm soát ung thư

3. Xét nghiệm cần lưu ý gì không?

Để kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch được chính xác, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên như: nhịn ăn trong vài giờ hoặc qua đêm trước khi xét nghiệm, uống đủ liều lượng nước,..

– Thông báo ngay cho kỹ thuật viên/bác sĩ nếu bạn đã làm sai điều gì đó trong hướng dẫn.

– Cung cấp thông tin những loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc đã sử dụng trong thời gian gần đây. Một số loại thuốc chống đông máu, thuốc điều trị động kinh thì cần ghi lại thời gian chính xác sử dụng để bác sĩ nắm được và có hướng tư vấn phù hợp.

– Tập thể thao quá mức, uống ít nước, quan hệ tình dục,…có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó cần lưu ý những vấn đề này trước khi làm xét nghiệm.

lưu ý khi đi xét nghiệm

Bạn cần tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ/kỹ thuật viên để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất

Trên đây là 3 loại xét nghiệm miễn dịch phổ biến bạn nên biết nếu có dự định tầm soát ung thư. Hy vong thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu hơn, giảm bớt mơ hồ về các xét nghiệm mà mình sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital