Các thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tuổi sẽ giúp bé mắc cảm cúm nhanh khỏi bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc đặc trị cảm cúm cho bé 0-6 tuổi. Phác đồ điều trị bệnh cảm cúm cho bé hướng đến làm giảm triệu chứng bé trẻ mắc phải, giúp cơ thể dần phục hồi và hết bệnh. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bố mẹ 4 loại thuốc cảm cúm có thể dùng cho bé 0-6 tuổi và những lưu ý bố mẹ cần lưu ý khi cho con uống thuốc cảm cúm.
Menu xem nhanh:
1. 04 Loại thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tuổi thường dùng
Trẻ từ 0-6 tuổi mắc cảm cúm là bệnh thường gặp. Khi bị nhiễm virus cảm cúm, bé thường có các triệu chứng gồm hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, sốt cao đột ngột (>38,5 độ C), quấy khóc nhiều, mệt mỏi và chán ăn. Một số trẻ còn có thể bị ho, thậm chí ho nhiều về đêm.
Khi mắc cảm cúm, trẻ 0-6 tuổi thường được chỉ định 4 thuốc điều trị sau:
1.1. Thuốc giảm đau, hạ sốt cho bé 0-6 tuổi
Sốt cao >38,5 độ C là một trong những triệu chứng đặc trưng khi trẻ mắc cảm cúm. Do đó, bố mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt. Trẻ từ 0-6 tuổi có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt là Paracetamol hay Ibuprofen.
Paracetamol hiệu có 2 loại là dạng viên và siro, trong đó paracetamol siro dễ dùng hơn cho đối tượng trẻ nhỏ. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, liều dùng paracetamol dạng siro cho bé 0-6 tuổi sẽ áp dụng như sau:
– Bé 3-5 tháng dùng 2,5ml/lần, không quá 4 lần/24 giờ.
– Bé 6-23 tháng dùng 5ml/lần, không quá 4 lần/24 giờ.
– Bé 2-4 tuổi dùng 7,5ml/lần, không quá 4 lần/24 giờ.
– Bé 4-6 tuổi dùng 10ml/lần, không quá 4 lần/24 giờ.
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm đau, hạ sốt và dùng được cho trẻ từ 0-6 tuổi. Loại thuốc này cũng có dạng siro để trẻ dễ uống hơn. Liều lượng dùng cũng tùy thuộc độ tuổi và cân nặng của bé.
Lưu ý rằng, trẻ 0-6 tuổi tuyệt đối dùng thuốc aspirin để hạ sốt. Bởi aspirin có nhiều tác dụng phụ với trẻ nhỏ. Trường hợp nặng nhất, trẻ uống aspirin có thể gặp hội chứng Reye gây phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não và có thể bị tử vong chỉ sau vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.
1. 2. Thuốc kháng virus cho bé 0-6 tuổi
Kháng virus là thuốc đặc trị dùng cho bé cảm cúm 0-6 tuổi, nhằm mục đích làm suy yếu và tiêu diệt đi virus – tác nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào mắc cảm cúm cũng sẽ dùng thuốc kháng virus. Thường thì chỉ trường hợp bé cảm cúm có triệu chứng nặng hay có nguy cơ phát triển biến chứng cảm cúm thì bác sĩ mới kê thuốc kháng virus.
Trẻ từ 0-6 tuổi có thể dùng thuốc thuốc kháng virus là Oseltamivir hoặc Zanamivir. Liều dùng sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Thuốc kháng virus Oseltamivir khi cho trẻ 0-6 tuổi uống có thể áp dụng theo chỉ định liều lượng sau:
– Trẻ 0-1 tháng dùng 2 mg/kg x 2 lần/ngày;
– Trẻ 1 -3 tháng dùng 2.5 mg/kg x 2 lần/ngày;
– Trẻ 3-12 tháng dùng 3 mg/kg x 2 lần/ngày;
– Trẻ 1-12 tuổi dùng thuốc sẽ tùy theo cân nặng: bé 15kg trở xuống sẽ dùng 30 mg x 2 lần/ngày; bé từ 16-23kg dùng 45 mg x 2 lần/ngày, bé từ 24-40kg sẽ dùng 60 mg x 2 lần/ngày, bé từ trên 40kg dùng 75 mg x 2 lần/ngày.
Dù cũng có tác dụng khác virus cho trẻ 0-6 tuổi nhưng thuốc Zanamivir được khuyến cáo hạn chế sử dụng hơn. Thường trẻ 0-6 tuổi mắc cảm cúm chỉ dùng thuốc này trong trường hợp không có Oseltamivir hoặc cơ thể kháng với Oseltamivir. Trẻ dưới 7 tuổi thường dùng Zanamivir dạng hít là 10 mg (2 lần hít 5-mg) x 2 lần/ngày.
1. 3. Thuốc giảm ho cho bé 0-6 tuổi
Thuốc giảm ho nhằm mục đích làm giảm triệu chứng ho nhiều, ho dai dẳng khiến bé khó chịu, thậm chí mất ngủ khi mắc cảm cúm. Trẻ 0-6 tuổi ho khan có thể dùng thuốc codein hoặc dextromethorphan.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc giảm ho có thể gây tác dụng phụ cho trẻ. Do đó, trẻ 0-6 tuổi mắc cảm cúm chỉ dùng thuốc giảm ho khi có chỉ định từ bác sĩ.
1. 4. Thuốc kháng histamin cho bé 0-6 tuổi
Thuốc kháng histamin không có tác dụng chữa cảm cúm. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc cảm cúm bị sổ mũi mũi nhiều khi ho, ngứa tai, ngứa mắt… thì có thể sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng histamin. Hiện nay, thuốc kháng thế hệ 1 (H1) và thế hệ 2 (H2) là được sử dụng phổ biến hơn cả:
– Thuốc kháng histamin H1 bao gồm những loại như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin… Các thuốc kháng histamin H1 có khả năng đi qua hàng rào máu não gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Các thuốc này thường có đặc điểm tác dụng ngắn nên cần sử dụng nhiều lần trong ngày.
– Thuốc kháng histamin H2 bao gồm những loại như loratadin, cetirizin, fexofenadin… So với thuốc kháng histamin H1, thuốc thuốc kháng histamin H2 ra đời sau, được khắc phục nhiều hạn chế nên ít gây tác dụng phụ buồn ngủ. Do đó, loại thuốc này hiện được sử dụng phổ biến hơn, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ mắc cảm cúm.
Lưu ý rằng, dù ít hay nhiều thì các loại thuốc kháng histamin vẫn có khả năng gây tác hại cho bé. Do đó, thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.
2. Những lưu ý cần biết khi điều trị cảm cúm cho trẻ 0-6 tuổi
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị bệnh cảm cúm tốt nhất cho trẻ 0-6 tuổi, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau:
– Không tự ý mua thuốc điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ 0-6 tuổi. Lý do là tuổi trẻ từ 0-6 tuổi cơ thể còn non nớt, khi mắc cảm cúm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời bệnh vừa lâu khỏi lại dễ biến chứng nặng. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đi khám để xác định tình trạng bệnh và được kê phác đồ điều trị phù hợp.
– Đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng kể cả trong những ngày bé ốm, chán ăn. Theo đó, trẻ đang bú mẹ hoàn toàn cần được tăng cữ bú lên để bù đắp lượng nước và khoáng chất thiếu hụt khi bị ốm. Các bé đã ăn dặm cần được bổ sung các bữa ăn đầy đủ cả 4 nhóm chất: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bố mẹ nên ưu tiên chế biến dạng lỏng để bé dễ ăn hơn.
Ngoài ra, điều đặc biệt bố mẹ cần lưu ý là: Dù bé đang uống thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tuổi theo chỉ định của bác sĩ thì bố mẹ vẫn không được chủ quan, cần theo dõi sát sao các biểu hiện của bé. Ngay khi con xuất hiện triệu chứng như tím tái, khó thở, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, co giật… bố mẹ hãy đưa bé đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.