Menu xem nhanh:
Triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, ba mẹ cần đặc biệt chú ý, theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời (ảnh minh họa).
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Trẻ bị tiêu chảy dễ nhận biết qua phân: lỏng, có mùi tanh, đi nhiều lần,… Bệnh tiêu chảy thường khiến trẻ cảm thấy nôn, sốt, đau bụng, mệt mỏi, quấy khóc,…
Nếu tiêu chảy kéo dài dễ khiến trẻ: mất nước, cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ co giật, ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Ba mẹ cần nhận biết sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột virus siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra (ảnh minh họa).
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em hay người lớn phần lớn nguyên nhân là nhiễm trùng đường ruột do virus siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Một chứng bệnh còn được gọi là viêm dạ dày-ruột. Các trường hợp nhiễm trùng này chủ yếu là do thức ăn hoặc nước uống đã bị nhiễm khuẩn.
– Thực phẩm bẩn, ôi thiu, nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh tay không sạch sẽ trước khi ăn, thói quen ăn ngoài không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm sẽ khiến vi khuẩn dễ lây truyền qua đường miệng và gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ.
– Vào mùa nóng, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bé sẽ dễ nhiễm phải virus gây bệnh tiêu chảy. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng thâm nhập vào đường ruột gây rối loạn tiêu hóa và dễ gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ.
– Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do một số nguyên nhân khác như chứng kích thích ruột, dị ứng thức ăn, sử dụng kháng sinh kéo dài, chế độ ăn uống không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
- Chuyên khoa Nhi bệnh viện Thu Cúc là đơn vị khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý cho trẻ được đông đảo các bậc phụ huynh tin tưởng.
Tiêu chảy ở trẻ em được chia ra gồm 3 loại: Tiêu chảy cấp (tiêu chảy dưới 14 ngày), tiêu chảy kéo dài (tiêu chảy trên 14 ngày), tiêu chảy phân có máu (lỵ). Trẻ bị tiêu chảy tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải, đây là vấn đề quan trọng bởi việc mất nước ở trẻ thường diễn ra nhanh chóng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Việc thường hay mắc tiêu chảy cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng và đó là nguyên nhân chính làm trẻ dưới năm tuổi bị còi cọc. Các hậu quả về lâu về dài khác có thể xảy ra do hay mắc tiêu chảy gồm có thể chất yếu ớt, và kém phát triển trí tuệ.
Riêng với tiêu chảy cấp, nguyên nhân đến từ vi trùng tả, thương hàn, kiết lỵ; virus đường ruột như rotavirus, entenovirus; ký sinh trùng đường ruột… Phổ biến và nghiêm trọng nhất là tiêu chảy cấp do virus rota gây ra. tiêu chảy cấp đặc biệt nguy hiểm, có thể gây trụy tim mạch, tử vong nếu không điều trị kịp thời. Bệnh viện Nhi Trung ương thống kê, mỗi năm có khoảng 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do virus rota. Tại Việt Nam, tình trạng này thuộc nhóm 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Khi những trường hợp tiêu chảy không quá nghiêm trọng, các bé thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Cha mẹ cần theo sát tình trạng bệnh của bé. Một số điều mà cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy là:
– Uống nhiều nước hơn bình thường: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất. Có thể cho trẻ uống oresol theo chỉ định từ bác sĩ, việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.
– Không bỏ bữa của trẻ: Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng vẫn phải đảm bảo bé được ăn đủ bữa, đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
– Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
– Thực hiện rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh.
– Xử lý phân sạch sẽ và hợp lý.
– Cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt, để điều trị kịp thời.