Hằng năm, số ca mắc mới ung thư dạ dày ngày một tăng và không có chiều hướng đi xuống. Đây là căn bệnh ác tính nhưng lại không biểu hiện quá rõ các triệu chứng ở giai đoạn ban đầu. Vậy phải làm sao? Hiện nay, ngoài những phương pháp tầm soát ung thư dạ dày phổ biến, ung thư dạ dày còn có thể được tầm soát thông qua xét nghiệm ung thư. Tuy nhiên, thực hư phương pháp này như nào, không phải bệnh nhân nào cũng nắm rõ.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư dạ dày – Nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân
1.1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là bệnh do các khối u ác tính hình thành bên trong dạ dày. Đa số các khối u này phát triển từ niêm mạc của dạ dày. Các tế bào dạ dày này, khi tác động từ những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, sẽ trở nên bất thường và phân chia, tăng sinh đột ngột, xâm lấn các mô xung quanh và di căn qua hệ thống bạch huyết.
1.2. Nguyên nhân hình thành ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa và phổ biến ở cả hai giới. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dạ dày bị tổn thương và hình thành các tế bào ung thư, bao gồm:
– Sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là một loại vi khuẩn sinh sống bên trong dạ dày, gây ra những cơn đau bụng kéo dài do viêm dạ dày mãn tính.
– Hình thành bệnh do yếu tố di truyền. Đó là lý do vì sao, nếu gia đình có người bị ung thư dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
– Viêm dạ dày mạn tính khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét trong một thời gian dài. Lúc này, lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày bị “vô hiệu hóa” khiến cho niêm mạc dễ dàng bị bào mòn và các tế bào ung thư có cơ hội phát triển.
– Thói quen sinh hoạt không điều độ và ăn uống những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Thường xuyên ăn các loại thức ăn như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày.
2. Xét nghiệm ung thư có kết luận được ung thư dạ dày?
2.1. Xét nghiệm ung thư dạ dày là gì?
Xét nghiệm ung thư dạ dày là xét nghiệm dấu ấn ung thư trong đó có xét nghiệm máu là danh mục khám thiết yếu trong quy trình. Khi mắc ung thư, cơ thể sẽ tiết ra các loại protein có vai trò trong việc tìm ra các dấu ấn ung thư.
Mỗi loại ung thư sẽ có những dấu ấn ung thư riêng. Đối với ung thư dạ dày, xét nghiệm máu có thể chỉ ra các chất chỉ điểm ung thư điển hình gồm: CA 72-4, CEA và CA 19-9.
– CA 72-4 là chất chỉ điểm ung thư dạ dày quan trọng trong việc tiên lượng nguy cơ ung thư dạ dày. Ở người bình thường, định lượng CA 72-4 sẽ là dưới 6 Ul/ml.
– CEA là một glycoprotein có trong máu, thường được sử dụng như một chất chỉ điểm ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Ở người bình thường, nồng độ CEA sẽ duy trì trong khoảng 0 đến 5ng/ml.
– CA 19-9 cũng hữu ích trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Chỉ số CA 19-9 ở người bình thường là dưới 37 Ul/ml.
Nếu các chỉ số này tăng cao vượt quá ngưỡng bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày.
2.2. Đối tượng nào cần xét nghiệm ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở cả hai giới. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ đe dọa lớn tới sự sống của bệnh nhân.
Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư dạ dày chính là tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Dưới đây là những đối tượng nên chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm:
– Bệnh nhân nghiện thuốc lá
– Bệnh nhân trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới
– Bệnh nhân có thói quen ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men,.. có thói quen ăn nhiều muối
– Bệnh nhân có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày
– Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mãn tính
2.3. Liệu tầm soát ung thư dạ dày chỉ bằng xét nghiệm máu có đủ để kết luận bệnh?
Thực tế, nhiều trường hợp bênh cho ra kết quả xét nghiệm ung thư giả, bắt nguồn từ nhiều lý do như:
– Nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư tăng cao có thể do một số bệnh lý khác ngoài ung thư. Điển hình như dấu ấn ung thư CA 72-4 vẫn tăng cao ở cả người bị xơ gan, nghiện thuốc lá, viêm tụy,… chứ không chỉ ở ung thư dạ dày.
– Sai sót của kỹ thuật viên khi tiến hành xét nghiệm.
– Trong máu vẫn có những chất tương đồng với khối u nên không tránh khỏi kết quả dương tính giả.
– Với một số loại ung thư chỉ xuất tiết vào trong máu một lượng protein rất ít, nên kết quả xét nghiệm máu có tăng cao một chút thì chỉ nên nghi ngờ chứ chưa thể hoàn toàn khẳng định.
Vì những lý do trên. chỉ thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư thôi là không đủ. Để có kết luận bệnh chính xác nhất, bệnh nhân cần thực hiện thêm các phương pháp thăm khám chuyên sâu khác.
3. Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày chuyên sâu khác
Ngoài phương pháp xét nghiệm ung thư thông qua lấy máu, tầm soát ung thư dạ dày có thể được thực hiện bằng những phương pháp sau:
– Nội soi đường tiêu hóa trên hay còn gọi là nội soi dạ dày thực quản.
– Siêu âm dạ dày
– Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
– Sinh thiết lấy mẫu mô tế bào ung thư
Như vậy, có thể thấy, xét nghiệm ung thư dạ dày thông qua xét nghiệm máu không hoàn toàn kết luận được bệnh. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp tầm soát ung thư khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư từ cơ bản đến chuyên sâu, bao gồm đầy đủ các phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Thay vì thực hiện riêng lẻ các danh mục khám làm chi phí khám bệnh tăng cao, khi đăng ký các gói tầm soát ung thư tại Thu Cúc TCI, bệnh nhân sẽ được thực hiện đầy đủ các danh mục khám với chi phí trọn gói, không phát sinh và vô cùng tiết kiệm.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tự tin với kinh nghiệm hàng chục năm cung cấp dịch vụ khám sức khỏe dành cho người dân, sẽ đem lại cho bệnh nhân cảm giác khám bệnh nhẹ nhàng thoải mái, an toàn và chính xác nhất.