Tình trạng viêm túi mật có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý túi mật này như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị… và có cách phòng ngừa, điều trị đúng hướng.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm túi mật
1.1. Túi mật – cấu tạo và chức năng
Túi mật là cơ quan nằm ngay sát dưới gan, có vị trí ở hạ sườn phải và kích thước chiều dài từ 8 – 10cm, ngang từ 2 – 4cm. Cấu tạo túi mật gồm có cổ, ống và thân, là cơ quan chứa dịch mật. Khi tiêu hóa thức ăn, dịch mật được sản xuất nhiều hơn, và túi mật sẽ co bóp để đưa dịch mật vào ống tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
1.2. Viêm túi mật là gì?
Bệnh lý này được biết đến là tình trạng túi mật bị nhiễm trùng. Có 2 dạng chủ yếu là viêm túi mật cấp và viêm túi mật mạn.
Trong đó túi mật cấp thường xảy ra đột ngột và nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và đây được coi là 1 trong những tình trạng cấp cứu ngoại.
túi mật mạn là tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần trong 1 thời gian dài. Tình trạng túi mật bị viêm mạn cũng gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
2. Triệu chứng nhận biết
Túi mật là 1 trong những tình trạng nguy hiểm vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu kịp thời là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo viêm túi mật cần lưu ý:
– Cảm giác đau: Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bụng bên phải phía trên, cơn đau tăng dần và có thể đau tăng khi hít thở sâu, đau lan lên vai.
– Vàng da vang mắt: Khi bị túi mật bị tổn thương, ngoài cơn đau thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng vàng mắt, vàng da, vàng lưỡi hoặc lòng bàn tay bàn chân. Đây là 1 trong những triệu chứng rất điển hình của bệnh.
– Người bệnh bị sốt và có cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi
– Người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng buồn nôn và nôn, chán ăn, chướng bụng, khó tiêu.
Viêm túi mật (đặc biệt là thể cấp tính) rất nguy hiểm nên nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào như trên bạn cần phải đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời tránh các biến chứng đe dọa sức khỏe.
3. Nguyên nhân gây viêm túi mật
3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm có thể kể đến như sau:
– Sỏi mật: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khi sỏi di chuyển và cọ xát sẽ làm tổn thương hoặc gây tắc nghẽn khiến túi mật bị viêm
– Nhiễm trùng túi mật do vi khuẩn ký sinh trùng: Các vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn đường ruột đi ngược dòng lên túi mật thông qua lỗ mật đổ vào tá tràng hoặc theo giun lên ống mật…
– Khối u: Khối u chèn ép đường mật cũng có thể khiến ngăn cản dòng chảy khiến mật ứ đọng và dẫn đến tình trạng viêm.
3.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm túi mật
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi cao, người bị thừa cân béo phì, chế độ ăn… mà bạn cần lưu ý:
– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ viêm túi mật càng tăng.
– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị mắc bệnh lý này nhiều hơn so với nam giới.
– Người bị thừa cân béo phì: Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
– Chế độ ăn giàu chất béo: Đây cũng là 1 trong những nguy cơ có thể gây ra viêm túi mật.
– Bệnh tiểu đường cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý về túi mật này.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Các biến chứng có thể xảy ra phổ biến nhất là:
– Túi mật căng phồng: Khi bị viêm do nguyên nhân tắc nghẽn khiến dịch mật tích tụ sẽ gây nên tình trạng căng to, thành túi mật bị giãn nở gây nguy cơ thấm mật vào ổ bụng gây viêm phúc mạc mật có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tử vong.
– Nhiễm trùng: Khi dịch mật tích tụ trong mật sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm tăng lên và có thể tạo mủ khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan sang các bộ phận lân cận.
– Hoại tử: Viêm túi mật không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng hoại tử các mô, tình trạng này có thể gây thủng hoặc vỡ túi mật.
– Thủng túi mật: Đây là hậu quả của việc túi mật bị căng to hoặc tình trạng hoại tử gây nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Cách điều trị viêm túi mật
Có 2 phương pháp điều trị tình trạng viêm chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tùy từng trường hợp cụ thể sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp:
5.1. Điều trị viêm túi mật bằng nội khoa
Phương pháp này bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt để điều trị tình trạng
5.2. Phẫu thuật cắt túi mật
Khi túi mật bị viêm có thể gây nguy cơ thủng hoặc thấm phúc mạc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Phương pháp được sử dụng phổ biến là phẫu thuật cắt túi mật nội soi: Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế xân lấn ít đau, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
6. Cách phòng tránh bệnh viêm túi mật
Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng cũng có thể phòng tránh các yếu tố nguy cơ, dưới đây là những việc nên làm để đề phòng nguy cơ:
– Duy trì cân nặng hợp lý, xây dựng chế độ ăn khoa học, giảm bớt dầu mỡ, chất béo, đồ chiên rán hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
– Tăng cường các loại rau xanh trái cây trong bữa ăn, các loại thực phẩm giàu chất xơ.
– Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông đường mật, tăng cường sức khỏe.
– Nên thực hiện tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh…
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm túi mật rất nguy hiểm và cần điều trị kịp thời vì vậy khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ thì cần đến ngày các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất!