Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa không hề đơn giản. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi gặp triệu chứng đầu tiên nghi ngờ về viêm loét dạ dày, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để nhanh chóng giải quyết bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày: Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh
1.1. Bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc thành dạ dày bị tổn thương, viêm, sưng. Theo thời gian, tạo thành các ổ viêm loét gây triệu chứng. Trường hợp viêm loét nhỏ ở giai đoạn đầu nếu kịp thời nhận biết, thay đổi lối sống khoa học thì có thể tự làm lành mà không cần thăm khám. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm loét đều phát triển khá nhanh, gây nhiều khó chịu cho người bệnh và cần được điều trị đúng cách.
Bệnh viêm loét dạ dày tiến triển từ giai đoạn cấp tính đến mạn tính. Viêm loét dạ dày mạn tính nến không được kiểm soát tốt sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
1.2. Nguyên nhân gây viêm loét
Hai nguyên nhân chính hình thành nên các ổ viêm loét ở dạ dày:
– Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập tới bao tử, vi khuẩn HP chui vào lớp nhầy của lớp niêm mạc khu trú. Tại đây, chúng tiết ra độc tố làm tổn thương, bào mòn dần niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất các yếu tố bảo vệ niêm mạc. Từ đó dẫn tới hình thành vết loét.
– Sử dụng lâu dài nhóm thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID). Các thuốc NSAID thông dụng hiện nay như ibuprofen, naproxen, diclofenac,… khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương ở dạ dày. Vì các loại thuốc này làm ức chế quá trình tổng hợp nên prostaglandin – một chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên còn có các yếu tố tăng nguy cơ viêm loét như chế độ ăn không khoa học, stress, hút thuốc lá, thiếu ngủ,…
1.3. Triệu chứng bệnh gặp phải
Triệu chứng người bệnh viêm loét dạ dày gặp phải rất đa dạng. Trong đó, đau bụng thượng vị kèm cảm giác nóng rát là biểu hiện điển hình nhất. Thông thường, cơn đau sẽ đau dữ dội hơn khi bạn đói. Tùy vào mức độ viêm loét mà cơn đau sẽ kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Bên cạnh đau thượng vị, người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:
– Đầy hơi, khó tiêu;
– Buồn nôn hoặc nôn;
– Cảm thấy nhanh no khi ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn, không muốn ăn vì đau bụng;
– Ợ hơi, ợ chua;
– Khó ngủ về đêm, bị cơn đau dạ dày làm tỉnh giấc;
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược;
– Đi cầu phân đen hoặc kèm theo máu;
– Sụt cân.
2. Khi nào cần thăm khám viêm loét dạ dày?
Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày cần lưu ý khi nào cần chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, những trường hợp sau đây nên thực hiện khám tiêu hóa càng sớm càng tốt:
– Thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, nhất là đau ở vùng thượng vị, đau bụng khi đói hoặc khi ăn đồ ăn chua cay, đồ ăn dầu mỡ;
– Bị chán ăn, không có cảm giác ngon miệng;
– Khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn;
– Hay bị nấc nghẹn khi ăn hoặc uống, bị khó nuốt;
– Người bệnh tiêu chảy hoặc gặp táo bón kéo dài;
– Bị sút cân đột ngột không theo chủ đích, không rõ nguyên nhân;
– Tiền sử nhiễm HP dương tính;
– Ăn quá nhiều các loại hải sản hoặc có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng;
– Nghiện rượu, thuốc lá;
– Người bị thừa cân/béo phì;
– Trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
3. Quy trình thăm khám viêm loét dạ dày tại Thu Cúc TCI
Người bệnh thăm khám tiêu hóa nói chung tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ trải qua 3 bước cơ bản gồm có: Khám ban đầu; Thực hiện xét nghiệm và nội soi khi có chỉ định; Đọc kết quả và nhận phác đồ điều trị.
3.1. Khám ban đầu
Đầu tiên, người bệnh sẽ được khám lâm sàng trước với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Ở bước khám này, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và xem xét xem người bệnh có cần thực hiện nội soi hay không, nếu cần sẽ chỉ định phương pháp nội soi dạ dày đại tràng phù hợp.
Khi khám tiêu hóa lâm sàng bác sĩ sẽ khám những gì?
– Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng tiêu hóa mà người bệnh gặp phải, những bất thường hằng ngày trong sinh hoạt nếu có;
– Hỏi thêm về các thông tin liên quan đến tiểu sử gia đình, người bệnh có bệnh nền không, có dị ứng gì không, có đang uống thuốc điều trị nào không?,..
– Khám vùng bụng, nghe tim phổi,…
3.2. Làm xét nghiệm máu và thực hiện nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày đại tràng là phương pháp ưu tiên được thực hiện nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý gặp phải ở ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm công thức máu, đông máu, xét nghiệm viêm gan (A,B,C), test HIV,… Sau đó, thực hiện làm hồ sơ nội soi theo hướng dẫn.
Quy trình nội soi đòi hỏi khá nhiều bước và yêu cầu nhằm đảm bảo thủ thuật được tiến hành thuận lợi, an toàn, cho kết quả chính xác. Thông thường, nội soi dạ dày diễn ra khá nhanh chóng, khoảng 15-20 phút. Trường hợp phát sinh thêm thủ thuật can thiệp như cầm máu tổn thương tại ổ loét, lấy dị vật, sinh thiết,… thì thời gian thực thực hiện sẽ lâu hơn.
Nội soi xong, người bệnh được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, được đo lại huyết áp, ổn định lại sức khỏe. Sau đó sẽ nhận kết quả nội soi và đến phòng khám ban đầu đọc kết quả cùng bác sĩ.
3.3. Đọc kết quả và nhận phác đồ điều trị
Dựa theo hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ kết luận về bệnh lý và tình trạng viêm loét người bệnh gặp phải. Bác sĩ tiêu hóa sẽ giải thích chi tiết về bệnh và chỉ định phác đồ điều trị toàn diện. Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn, điều chỉnh lối sống hợp lý và hẹn lịch tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị.
Người bệnh viêm loét dạ dày nên chủ động đặt trước thăm khám và nội soi tiêu hóa để được nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu cần lưu ý trước khi khám tiêu hóa. Thăm khám sớm là yêu cầu quan trọng giúp nhanh chóng giải quyết thành công bệnh, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng về sau.