Viêm đại tràng uống thuốc gì, nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm đại tràng uống thuốc gì, nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh là điều mà người bệnh nào cũng cần nắm rõ. Một chế độ sinh dưỡng khoa học kết hợp với dùng thuốc phù hợp sẽ thúc đẩy hiệu quả điều trị và phòng bệnh tái phát.

1. Bệnh viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương với nhiều mức độ khác nhau. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng, trướng bụng, rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón), chán ăn, cơ thể mệt mỏi… Trong trường hợp nhẹ, lớp niêm mạc bị tổn thương rất dễ chảy máu. Trường hợp nặng hơn, đại tràng sẽ xuất hiện các vết loét bị xuất huyết và xung huyết, ngoài ra còn có thể hình thành các ổ áp xe.

Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng. Khi ấy, lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương trong thời gian dài sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị và đi kèm với nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Viêm đại tràng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng

Viêm đại tràng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng

2. Viêm đại tràng uống thuốc gì?

Phương pháp điều trị viêm đại tràng được bác sĩ ưu tiên sử dụng đầu tiên là điều trị nội khoa bằng thuốc. Tuỳ vào tình trạng bệnh của từng đối tượng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng khi bị viêm đại tràng. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

2.1 Thuốc chống viêm

Các thuốc chống viêm thường được kê đơn là:Sulfasalazine, Balsalazide,  Olsalazine,  Mesalamine,  Corticosteroid… Những loại thuốc này chỉ được sử dụng ở giai đoạn đầu của bệnh để kiểm soát tình trạng. Nếu không có hiệu quả, sẽ được thay thế bằng các thuốc ức chế miễn dịch.

2.2 Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn gây bệnh. Các thuốc kháng sinh thường được dùng là:

– Metronidazol: Được dùng để điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn Clostridium difficile hoặc ký sinh trùng amip gây ra.

– Vancomycin: Có tác dụng tương tự Metronidazol

– Sulfamethoxazol và trimethoprim: kháng sinh kết hợp điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra.

Viêm đại tràng uống thuốc gì để nhanh khoiẻ bệnh là điều mà người bệnh nào cũng cần tìm hiểu

Viêm đại tràng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh là điều mà người bệnh nào cũng cần tìm hiểu

2.3 Thuốc điều trị táo bón

Tình trạng táo bón kéo dài khi bị viêm đại tràng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn một trong số các loại thuốc sau:

– Thuốc Duphalac loại 10g/gói, dùng 1-3 gói/ngày.

– Thuốc Sorbitol loại 5g/gói, dùng 1-3 gói/ngày.

– Thuốc Forlax loại 10g/gói, dùng 1-2 gói/ngày.

2.4 Thuốc điều trị tiêu chảy

Trường hợp người bệnh bị tiêu chảy thường xuyên dễ dẫn đến mất nước. Thuốc điều trị tiêu chảy có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Nhờ đó sẽ cải thiện được triệu chứng đau bụng, đi ngoài và bảo vệ niêm mạc ruột tốt hơn.

– Thuốc Smecta: dùng 2-3 gói/ngày.

– Thuốc Loperamid loại 2mg/viên, dùng 1-2 viên/ngày.

– Thuốc Actapulgite: dùng 2-3 gói/ngày.

3. Người bị viêm đại tràng nên ăn gì?

Bệnh viêm đại tràng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Các vết viêm loét ở niêm mạc đại tràng cản trở việc hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời, các loại thức ăn cũng có thể tác động lên các tổn thương khiến bệnh nặng hơn. Do vậy người bệnh không thể tùy tiện ăn tất cả mọi thứ.

3.1 Rau xanh, trái cây

Khi người bệnh có triệu chứng táo bón cần uống nhiều nước, bổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng. Nước và chất xơ giúp phân mềm, dễ tiêu hóa hơn. Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để giảm lượng thức ăn tiêu thụ mỗi lần. Tránh tình trạng đại tràng bị dồn ép mà không tiêu hóa kịp. Các loại rau củ như rau ngót, bí đao, rau cải và các loại nước ép rất tốt trong trường hợp này.

Khi người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy thì nên giảm bớt lượng chất xơ bổ sung mỗi ngày. Tránh ăn các loại rau sống, cái cây khô. Nên ăn thức ăn nấu chín hoàn toàn để tránh vi khuẩn có hại, làm bệnh nặng hơn.

3.2 Bổ sung chất đạm

Viêm đại tràng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng nên làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở người bệnh. Do đó, người bị viêm đại tràng cần bổ sung nhiều calo cho cơ thể để duy trì cân nặng. Chất đạm đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất và hỗ trợ tiêu hoá rất tốt. Các loại thực phẩm giàu chất đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, đậu phụ, sữa đậu nành,.. Tuy nhiên, không vì thế mà ăn quá nhiều đạm. Lượng chất đạm tiêu chuẩn được các chuyên gia tiêu hoá khuyên bổ sung là 1g đạm/1kg cơ thể/ngày. Ví dụ, nếu bạn nặng 40kg thì không nên ăn quá 40g đạm/ngày.

Với các loại thức ăn có mùi tanh như tôm, cua, cá thì nên ăn ít một và ăn sau khi chế biến để không ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Ngươiì bị viêm đại tràng nên tăng cường bổ sung nước, rau xanh và lợi khuẩn

Người bị viêm đại tràng nên tăng cường bổ sung nước, rau xanh và lợi khuẩn

3.3 Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng một cách hiệu quả. Các lợi khuẩn sau khi vào cơ thể sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh được ruột. Từ đó, làm giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón,..Bên cạnh đó, các lợi khuẩn này còn có thể tiết ra các enzyme giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được thuận lợi, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng hơn.

4. Người bị viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng nên hạn chế để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Tránh các loại chất kích thích như nước có ga, rượu bia, trà, cà phê,.. Các loại đồ uống này dễ gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng. Đặc biệt, chúng tác động trực tiếp vào các vết viêm loét trên niêm mạc ruột, khiến các tổn thương này khó lành, thậm chí còn làm bệnh trầm trọng hơn.

– Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ động vật. Các loại đồ ăn này dễ gây kích thích niêm mạc ruột, gây chướng bụng, ợ hơi.

– Các loại thức ăn quá cứng hay quá khô khi tiêu hoá sẽ cọ xát vào thành ruột gây chảy máu hoặc làm vết loét lan rộng hơn.

– Các đồ ăn tái, sống, ôi thiu chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Khi sử dụng, những loại vi khuẩn này sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy,..

Biết được viêm đại tràng uống thuốc gì, nên ăn gì giúp việc điều trị bệnh viêm đại tràng nhanh chóng và hiệu quả. Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng tránh tình trạng bệnh không đỡ mà còn nặng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital