Vì sao mất ngủ khi mang thai? Cách giúp cải thiện tình trạng này!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mất ngủ trong thời kỳ mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ việc vì sao mất ngủ khi mang thai và cách giúp mẹ cải thiện tình trạng này hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mất ngủ khi mang thai gây ra những hệ lụy gì?

Mất ngủ khi mang thai là thường được biểu hiện bởi những dấu hiệu như mẹ thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ; giấc ngủ ngắn, không sâu; dễ thức giấc; ngủ muộn, dậy sớm; cảm giác mệt mỏi khi thức dậy;….

Mất ngủ khi mang thai được biểu hiện bởi những dấu hiệu như mẹ thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ

Mất ngủ khi mang thai được biểu hiện bởi những dấu hiệu như mẹ thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ

Việc thường xuyên bị mất ngủ trong thời kỳ mang thai sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe cho cả mẹ và bé cho dù mẹ có bù đắp bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc bản thân chu đáo. Những hệ lụy mà mất ngủ khi mang thai có thể gây ra cho mẹ và bé là:

* Đối với mẹ

– Cơ thể mẹ luôn trong trạng thái không tỉnh táo, mệt mỏi, kiệt sức

– Mẹ thường xuyên bị căng thẳng, tâm sinh lý dễ thay đổi, thậm chí gây trầm cảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

– Não bộ của mẹ bị thiếu oxy và một số chất khác, từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, đau đầu, khó chịu trong người,…

– Không ngủ đủ giấc khiến da của mẹ lão hóa đặc biệt là vùng da mặt khiến sắc đẹp của mẹ bị ảnh hưởng.

– Nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ thường xuyên mất ngủ thì nguy cơ cao sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dạ kéo dài, mẹ khó sinh, tăng nguy cơ sinh mổ.

*Đối với thai nhi

– Khiến trẻ dễ bị thiếu máu do thời gian buổi đêm từ 23h đến 3h sáng là thời gian để tạo ra hồng cầu, khi mẹ không ngủ được, quá trình tạo hồng cầu bị ảnh hưởng khiến thai bị thiếu máu ngay từ khi ở trong bụng mẹ.

– Khiến trẻ bị chậm phát triển do việc mẹ không ngủ được khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nội tiết số bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện về trí não và các cơ quan của trẻ.

Hệ lụy mà mất ngủ gây ra cho mẹ và bé không nhỏ, thậm chí là gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cả 2 mẹ con. Chính vì thế, mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết. Nếu gặp khó khăn, mẹ hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có những lời khuyên và chế độ chăm sóc giấc ngủ phù hợp nhất.

2. Vì sao mẹ gặp tình trạng mất ngủ khi mang thai?

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Thế nên rất nhiều mẹ quan tâm tới nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ để tìm các khắc phục.

Vì sao mất ngủ khi mang thai là quan tâm của nhiều mẹ bầu 

Vì sao mất ngủ khi mang thai là quan tâm của nhiều mẹ bầu

Tình trạng mất ngủ khi mang thai là thường gặp và có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn trong thai kỳ. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ.

– Ở 3 tháng đầu của thai kỳ: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ của mẹ là do khi này thai nhi mới hình thành, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, từ đó khiến mẹ mất ngủ. Ngoài ra, nguyên nhân mất ngủ cũng có thể là do mẹ bị đầy hơi, chướng bụng, khó thở khi ngủ.

– Ở 3 tháng cuối của thai kỳ: Khi này thai phát triển khá nhanh, thai càng lớn thì càng chèn ép nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Thai lớn đẩy tử cung chèn vào dạ dày khiến mẹ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và dẫn đến mất ngủ. Đặc biệt, khi thai lớn tử cung còn  chèn ép lên bàng quang khiến cho mẹ có cảm giác khó chịu, phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm và gây ra chứng mất ngủ ban đêm.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, mẹ gặp tình trạng mất ngủ khi mang thai cũng có thể do các nguyên nhân khác như:

– Không tìm được tư thế thoải mái khi ngủ

– Bị chuột rút, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ

– Thai nhi cử động liên tục là mẹ khó ngủ

– Nhức mỏi xương

– Đau lưng, đau vùng háng,…

3. Cách giúp mẹ cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai

Tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể cải thiện được. Dưới đây là một số mẹo mẹ giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.

– Khi ngủ mẹ hãy kê cao gối và nằm nghiêng sang một bên để làm giảm áp lực của tử cung nên khung chậu, từ đó giảm cảm giác khó chịu dẫn đến mất ngủ.

– Mẹ không nên ăn nhiều đồ ngọt vì ngọt khiến lượng đường trong máu cao và dễ gây mất ngủ.

– Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hải sản,.. để kích thích não bộ, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

– Nếu mẹ bị mất ngủ do ợ nóng thì hãy ăn một ít bánh mì khô hoắc bánh quy giòn.

– Vận động nhẹ nhàng như tập yoga bầu, ngồi thiền, đi bộ,.. sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe hơn, tâm trí thư giãn hơn nhờ đó giảm tình trạng mất ngủ.

Tập yoga trong thai kỳ là biện pháp tốt giúp mẹ cải thiện mất ngủ

Tập yoga trong thai kỳ là biện pháp tốt giúp mẹ cải thiện mất ngủ

– Thời gian ngủ trưa không nên quá 1 tiếng để tránh uể oải , khó ngủ vào ban đêm.

– Nếu không thể đi vào giấc ngủ, mẹ có thể nghe nhạc, đọc sách để thư giãn và dễ ngủ hơn.

– Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, khiến mẹ mệt mỏi mà không tìm được nguyên nhân hoặc không thuyên giảm,  mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp giúp cải thiện chứng này.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ trả lời vì sao mất ngủ khi mang thai, đồng thời Thu Cúc TCI cũng giúp mẹ đưa ra lời khuyên giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ đầy đủ những thông tin mà mẹ đang quan tâm. Nếu có câu hỏi khác liên quan đến tình trạng mất ngủ khi mang thai hoặc có nhu cầu thăm khám kiểm tra sức khỏe thai kỳ mẹ có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Với mong muốn chăm sóc sức khỏe thai kỳ toàn diện cho mọi mẹ bầu, hiện nay Hệ thống y tế Thu Cúc TCI triển khai dịch vụ thai sản trọn gói với đầy đủ các tuần thai từ tuần thứ 8 đến tuần 36 và chuyển dạ phục vụ cho mọi mẹ bầu để mẹ có thai kỳ trọn vẹn và an tâm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital