Loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến với người cao tuổi. Bệnh lý này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu vì sao bị loãng xương để có hướng dự phòng từ sớm.
Menu xem nhanh:
1. Chuyên gia giải đáp bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương mỏng dần theo thời gian và mật độ trong xương thưa dần. Tình trạng này khiến xương ngày càng giòn, dễ tổn thương hoặc bị gãy dù chỉ va chạm hoặc chấn thương nhẹ. Dấu hiệu thường gặp là người bệnh sụt cân và đau lưng.
Loãng xương là nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi. Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở xương hông, cột sống và cổ tay nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị tác động. Một số xương bị gãy không thể hồi phục như bình thường.
Loãng xương là căn bệnh thầm lặng chỉ khi biến chứng xảy ra người bệnh mới phát hiện. Nhiều người nghĩ rằng loãng xương là căn bệnh không thể tránh khỏi khi về già. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo bệnh vẫn có thể phòng ngừa được. Quan trọng hơn, nếu được điều trị sớm, chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
2. Giải đáp: Vì sao bị loãng xương?
2.1. Vì sao bị loãng xương và nguyên nhân trực tiếp
– Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mật độ xương suy giảm.
– Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hay có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định làm suy giảm nồng độ estrogen cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng dẫn đến loãng xương.
– Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất nhất là những chất quan trọng với xương khớp như canxi, vitamin D, omega-3, …
– Tác dụng phụ của thuốc vì sử dụng thuốc corticosteroid, heparin trong thời gian dài, uống sai liều lượng bác sĩ chỉ định.
– Lối sống ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đặc thù công việc phải ngồi nhiều, … khiến xương khớp suy yếu.
– Người lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá – đây đều là những chất làm suy yếu hệ thống xương khớp.
– Người lao động nặng, thường xuyên bê vác đồ vật nặng có nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp cao hơn người bình thường.
– Không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển hệ thống xương khớp cũng là nguyên nhân khiến xương suy yếu sớm.
2.2. Vì sao bị loãng xương và yếu tố nguy cơ
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng loãng xương. Trong đó, một số yếu tố không thể thay đổi như sau:
– Tuổi tác: tuổi càng lớn, nguy cơ bị loãng xương càng cao.
– Kích thước cơ thể: phụ nữ gầy, vóc dáng nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương trước đó.
– Phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45.
– Người đã từng bị gãy xương hoặc gặp chấn thương xương khớp.
– Mắc một số bệnh lý bao gồm: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, …
– Chủng người da trắng, người châu Á
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và phòng ngừa bao gồm:
– Nội tiết tố giới tính
– Chế độ dinh dưỡng
– Chán ăn tâm thần
– Tác dụng phụ của thuốc
– Lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học, không cân bằng
– Người hút thuốc, uống rượu trong nhiều năm
3. Chuyên gia gợi ý một số phương pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi, việc phòng ngừa loãng xương có thể thực hiện bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng. Chuyên gia gợi ý một số phương pháp hữu ích như sau:
3.1. Tập thể dục
Các bài tập vận động phù hợp giúp thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng từ đó hạn chế nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập. Một số bài tập phù hợp để phòng tránh loãng xương bao gồm:
– Nếu mục tiêu ngăn ngừa loãng xương, bạn nên chạy bộ, đi bộ, cầu lông, quần vợt, …
– Các bài tập nâng cao sức bền có lợi cho sức khỏe xương khớp đồng thời duy trì và phát triển sức mạnh, khối lượng cơ bắp.
– Các bài tập yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, … giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể, hạn chế tình trạng té ngã.
3.2. Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi vào chế độ ăn uống
Nếu cơ thể thiếu canxi, quá trình phân hủy xương sẽ diễn ra nhằm bù đắp lượng chất cần thiết và dẫn đến tình trạng loãng xương. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi bạn có thể tăng cường ăn bao gồm:
– Sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo
– Nước trái cây, ngũ cốc
– Sữa đậu nành, đậu phụ
– Cá mòi, cá hồi, …
– Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau mồng tơi, …
Vitamin D nâng cao hiệu quả trong quá trình hấp thụ canxi. Một số loại thực phẩm dồi dào vitamin D mà bạn có thể tham khảo gồm:
– Cá hồi, cá thu, cá ngừ, …
– Gan bò, phô mai
– Lòng đỏ trứng
– Sữa, ngũ cốc
Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng cũng là cách bổ sung vitamin D dễ thực hiện.
3.3. Ngừng hút thuốc, bỏ rượu bia
Việc uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Thuốc lá cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, chúng còn làm rối loạn hormone estrogen trong cơ thể.
3.4. Duy trì cân nặng phù hợp (không quá béo, không quá gầy)
Thiếu hoặc thừa cân đều làm tăng nguy cơ bị loãng xương và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý là việc cần làm.
3.5. Kiểm tra mật độ xương định kỳ
Việc kiểm tra mật độ xương định kỳ giúp xác định được độ chắc khỏe của xương và phát hiện sớm bệnh loãng xương. Hiện nay, phương pháp sử dụng phổ biến là quét hệ thống hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA và DEXA) bằng cách sử dụng lượng nhỏ bức xạ để kiểm tra mật độ xương.
Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp “vì sao bị loãng xương” để từ đó có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp. Loãng xương là căn bệnh diễn biến thầm lặng, do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao kiến thức và chủ động thăm khám để được điều trị phù hợp sớm nhất có thể.