Tìm hiểu phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Loãng xương là bệnh phổ biến khi có đến 1/3 phụ nữ và 1/8 nam giới trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ gãy xương và các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy điều trị loãng xương bằng cách nào, tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây?

1. Loãng xương là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào?

Loãng xương là hiện tượng xương mỏng, mật độ trong xương ngày một suy giảm khiến xương trở nên yếu, mỏng, giòn và dễ gãy. Điều nguy hiểm là bệnh diễn biến âm thầm trong thời gian dài, triệu chứng không rõ rệt. Người bệnh thường phát hiện khi bị ngã, va chạm khiến xương bị gãy.

Đây được xem là bệnh lý xương khớp nghiêm trọng vì gây ra các biến chứng nguy hiểm, cản trở sinh hoạt thường ngày như là:

– Gây tê bì, nhức mỏi, ê buốt

Thoái hóa khớp

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Nếu phát hiện và điều trị muộn, người bệnh đối mặt với nguy cơ gãy xương dù va chạm nhẹ, tàn tật thậm chí bại liệt.

Điều trị loãng xương là cải thiện tình trạng mật độ xương thừa dần

Hình ảnh thể hiện mật độ trong xương thưa dần theo thời gian, khiến xương mỏng, dễ gãy

2. Tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố gây loãng xương

Nguyên nhân dẫn đến loãng xương rất đa dạng, một số nguyên nhân phổ biến như:

– Yếu tố di truyền

Người da vàng, da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người da đen. Bên cạnh đó, nếu gia đình có người thân bị loãng xương, bạn cũng có khả năng mắc bệnh này.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất, không cân bằng

Thiếu canxi, vitamin D, vitamin B6, … trong thực đơn ăn uống hàng ngày là nguyên nhân gây ra loãng xương. Bên cạnh đó, nếu cơ thể không hấp thụ được canxi thì khả năng mắc bệnh cũng tăng lên.

– Chế độ sinh hoạt không điều độ

Ít vận động, ít thể dục thể thao cũng khiến xương yếu và loãng. Người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thức khuya cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. Các nghiên cứu cho thấy các chất trong thuốc lá bao gồm Nicotin, Cortisol thúc đẩy sự phân hủy của xương đồng thời phá vỡ sự cân bằng hormone.

– Mất cân bằng hormone

Ở phụ nữ mãn kinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều sẽ có nồng độ estrogen thấp. Đây là lý do căn bệnh này phổ biến hơn ở nữ giới.

– Nguyên nhân gây loãng xương do một số bệnh lý khác

Loãng xương có thể là biến chứng của nhóm bệnh tiêu hóa – gây nên tình trạng khó hấp thụ canxi, vitamin D; bệnh thận – gây mất canxi.

3. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh loãng xương

Một số triệu chứng của bệnh mà chúng ta cần biết bao gồm:

– Đau nhức đầu xương: có cảm giác nhức mỏi dọc các xương dài hoặc đau như bị kim chích toàn thân.

– Đau ở các vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể bao gồm: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.

– Đau ở cột sống thắt lưng hoặc hai bên liên sườn – ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi, …

– Đối với người bệnh ở tuổi trung niên, bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp hoặc cao huyết áp, …

– Giảm, gù chiều cao: khi chiều cao giảm từ 3 cm trong vòng 2 năm thì đây là dấu hiệu loãng xương.

– Gãy xương sau cú ngã, va chạm nhé: đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh.

– Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống bị xẹp gây ra cơn đau lưng dữ dội, giảm chiều cao, dáng đi khom hoặc gù lưng.

4. Thông tin về các phương pháp điều trị loãng xương

Mục tiêu hàng đầu của việc điều trị loãng xương là:

– Tăng cường, nâng cao khối lượng của xương

– Phục hồi cấu trúc xương bị loãng, phục hồi vô cơ hóa xương

– Ngăn chặn tình trạng mất xương tiếp diễn

4.1. Phương pháp 1 – điều trị loãng xương không dùng thuốc

Xây dựng lối sống lành mạnh là điều đầu tiên cần làm. Việc làm này không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn ngăn chặn nguy cơ làm tổn thương xương.

– Tập luyện thể dục thể thao với cường độ phù hợp với tình trạng bệnh

Có thể rèn luyện sức mạnh các cơ với bài tập kháng lực, tập nhấc vật nặng theo khả năng từng người.

Chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, … cũng là bài tập được ưu tiên. Tuy nhiên, cần điều chỉnh để phù hợp với thể trạng và mức độ loãng xương của từng bệnh nhân.

Nói chung, rèn luyện là yếu tố cần thiết trong quá trình điều trị nhưng người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn tập luyện thế nào cho an toàn và hiệu quả.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khỏe xương khớp

Bên cạnh tập luyện, thực đơn ăn uống của người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Chế độ ăn của người mắc bệnh loãng xương cần đầy đủ canxi và vitamin D – đây là các chất tăng cường sự bền chắc cho xương khớp.

Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein cũng là thực phẩm nên tăng cường bổ sung. Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ hay nhiều đường, muối; thực phẩm chế biến sẵn.

Hơn nữa trong quá trình điều trị loãng xương, người bệnh nên tránh các thực phẩm có hại như cà phê, thuốc lá, bia rượu và chất kích thích.

Điều trị loãng xương bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi là cách cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, dễ thực hiện

Bổ sung thực phẩm giàu canxi là cách cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, dễ thực hiện

4.2. Phương pháp 2 – Điều trị loãng xương bằng thuốc

Đây cũng là một phương pháp điều trị bệnh được chứng minh đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Hiện nay, bisphosphonate là nhóm thuốc ức chế hủy xương được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Thuốc Bisphosphonate có loại uống, tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra một số loại thuốc có tác dụng chống hủy xương như:

– Alendronate

– Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml)

– Calcitonin

– Strontium ranelate (Protelos)

– Deca-Durabolin

– Durabolin…

Lưu ý, tất cả nhóm thuốc này cần được sử dụng đúng liều lượng, thời gian uống, cách uống theo đơn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý uống khi chưa được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Điều trị loãng xương bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, đem đến nhiều kết quả tích cực

Điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, đem đến nhiều kết quả tích cực

4.3. Điều trị lâu dài

Ngoài những phương pháp trên thì người bệnh cũng nên quan tâm đến việc điều trị bệnh loãng xương lâu dài:

– Theo dõi, tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị

– Đo mật độ xương định kỳ theo tư vấn của bác sĩ

– Bệnh nhân loãng xương cần điều trị lâu dài, sau thời gian đó cần đánh giá tình trạng để có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, đã có nhiều cải tiến trong việc điều trị bệnh loãng xương nhưng đây vẫn là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi người cần nâng cao nhận thức về bệnh, quan tâm sức khỏe xương khớp, thăm khám định kỳ hoặc đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo để được điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital