Việc siêu âm chửa ngoài tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong số các bước khám nhằm đánh giá xem phụ nữ có gặp phải tình trạng thai ngoài hay không. Tùy thuộc vào thời gian có thai cũng như tình trạng phát triển của phôi thai, mà các bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải làm thêm các xét nghiệm đi kèm với siêu âm, để có sự chỉ định điều trị chửa ngoài tử cung được chính xác nhất.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh lý chửa ngoài tử cung ở phụ nữ và những điều cần chú ý
1.1. Định nghĩa bệnh lý thai ngoài tử cung ở phụ nữ
Hiện tượng thai ngoài tử cung ở phụ nữ là một trong những bệnh lý cấp cứu nguy hiểm. Lúc này, phôi thai di chuyển và làm tổ ở vị trí không phải buồng tử cung mà là ở bên ngoài. Một số vị trí thai ngoài thường làm tổ có thể là: ống dẫn trứng, vòi trứng, ổ bụng, vết mổ cũ,..Khi làm tổ tại những vị trí này thì thai nhi sẽ không đủ điều kiện để phát triển như bình thường. Một số trường hợp không phát hiện sớm và khối chửa to lên, có thể gây vỡ khối chửa, dẫn tới chảy máu ổ bụng và đe dọa tới tính mạng của phụ nữ.
Theo số liệu thống kê của các chuyên gia, cứ mỗi 1000 thai phụ thì có tới 17 trường hợp bị thai ngoài tử cung. Tần suất này cũng gia tăng nhiều lên. Do đó, chúng ta cần có sự tìm hiểu và chủ động thăm khám bác sĩ để tránh trường hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
1.2. Phụ nữ bị thai ngoài tử cung thì bao lâu sẽ chẩn đoán được?
Thông thường, hiện tượng mang thai ở chị em phụ nữ sẽ dễ dàng được nhận biết với một số dấu hiệu sớm như: chậm kinh, thử que thử thai lên 2 vạch, gặp các triệu chứng giống như ốm nghén, mệt mỏi,…Tuy nhiên, để chuẩn đoán rõ về việc liệu chị em có mang thai ngoài tử cung hay không thì cần phụ thuộc vào một số dấu hiệu sau:
1.2.1. Đối với trường hợp khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ
Khoảng 5 đến 10 ngày sau khi phát sinh quan hệ tình dục không an toàn, thì có thể đã xảy ra hiện tượng thụ thai. Theo thời gian, thai bắt đầu di chuyển và tiến hành quá trình làm tổ. Vào khoảng 4-5 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, thai có thể đã di chuyển vào làm tổ trong tử cung hoặc chưa. Lúc này, việc đi khám và siêu âm thai sẽ dễ dàng quan sát và kiểm tra. Tuy nhiên, nếu như khoảng 6-8 tuần mà thai vẫn chưa nằm trong tử cung thì không loại trừ khả năng bạn đã bị chửa ngoài. Một số dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp là:
– Hiện tượng chảy máu vùng âm đạo diễn ra. Lượng máu lúc này bất thường và khác so với máu của chu kỳ kinh. Chúng kéo dài nhiều ngày liên tục. Máu có màu sắc đỏ thẫm, không có máu đông.
– Hiện tượng đau bụng: việc phụ nữ bị đau bụng dưới âm ỉ nhiều ngày có thể là triệu chứng của việc thai ngoài tử cung. Nếu hiện tượng đau đi kèm với việc chảy máu kéo dài thì bạn nên ngay lập tức đi thăm khám bác sĩ để kiểm tra.
– Nồng độ beta HCG trong máu tăng cao: beta HCG là nồng độ đặc trưng khi phụ nữ có thai. Nếu trong trường hợp bạn siêu âm không quan sát thấy thai làm tổ trong tử cung mà nồng độ beta tăng cao thì khả năng cao bạn đã bị chửa ngoài.
1.2.2. Đối với trường hợp khối chửa đã bị vỡ
Phôi thai phát triển lớn lên, và tới một mức độ chúng sẽ vỡ ra, gây đe dọa tới tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu như chị em gặp phải các triệu chứng như sau thì nên ngay lập tức tới bệnh viện để cấp cứu:
– Đau bụng dữ dội liên tục
– Mồ hôi toát nhiều
– Xanh xao, tái nhợt
– Hô hấp khó khăn
– Huyết áp giảm xuống thấp, tim đập nhanh
– Ngất xỉu
Khi gặp các hiện tượng này thì rất cần nhập viện để các bác sĩ thực hiện cấp cứu. Nếu để lâu gây chảy máu ổ bụng ồ ạt, thì sẽ đe dọa tới tính mạng của thai phụ. Thông qua siêu âm cũng như tính toán về thời gian xảy ra chu kỳ kinh nguyệt cuối, bác sĩ sẽ phỏng đoán được thời gian thai ngoài có thể vỡ. Tuy nhiên, chị em nên có biện pháp điều trị trước khi xảy ra hiện tượng vỡ khối chửa.
2. Những phương pháp nào cần thực hiện để chẩn đoán việc chửa ngoài tử cung?
Để có thể đưa ra những sự chẩn đoán chính xác nhất về việc liệu bạn có mắc phải bệnh lý chửa ngoài tử cung hay không, thì các bác sĩ sẽ cần căn cứ vào rất nhiều yếu tố, bao gồm tiền sử thông tin bệnh lý của bệnh nhân cũng như các kết quả từ xét nghiệm. Một số thủ thuật được sử dụng để kiểm tra về tình trạng chửa ngoài tử cung đó là:
2.1. Kiểm tra tình trạng phụ nữ có mang thai hay không
Bên cạnh việc thử que thử thai thì khi tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta HCG. Nồng độ này cao hay thấp sẽ là căn cứ để xác định việc chị em có thật sự có thai hay không.
2.2. Phương pháp siêu âm chửa ngoài tử cung
Nếu như bạn có các dấu hiệu nghi ngờ việc có thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò. Việc siêu âm này giúp quan sát toàn bộ khu vực tử cung cũng như xung quanh tử cung. Nếu bạn mang thai bình thường thì siêu âm đầu dò sẽ nhìn thấy phôi thai đang làm tổ. Nếu như bạn mang thai ngoài tử cung thì bác sĩ sẽ quan sát được vị trí làm tổ của thai qua siêu âm. Việc siêu âm cũng giúp đánh giá xem bạn có bị chảy máu bên trong không, đo kích thước khối chửa.
2.3. Phương pháp nội soi phần ổ bụng
Đây cũng là một phương pháp bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ bị chửa ngoài tử cung. Lúc này, nếu thai phụ bị chửa ngoài thì thường sẽ soi thấy phần ống dẫn trứng có dấu hiệu căng phồng, màu tím đen.
2.4. Một số các bước xét nghiệm máu
Bên cạnh việc kiểm tra nồng độ beta HCG, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm máu khác để kiểm tra tình trạng thiếu máu hay không.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc siêu âm có phát hiện ra được bệnh lý chửa ngoài tử cung hay không. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng tương tự, hoặc có nhu cầu thăm khám bác sĩ sản khoa, vui lòng gọi tới tổng đài của Thu Cúc TCI để được đặt lịch và hỗ trợ nhanh nhất nhé.