Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml: Công dụng, lợi ích, lịch tiêm chủng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml là giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân trước bệnh cúm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vắc xin Vaxigrip Tetra – một vắc xin được sử dụng phổ biến. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Giới thiệu vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml là một vắc xin cúm Tứ giá với khả năng phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng virus cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng virus cúm B (Yamagata, Victoria). Loại vắc xin này có nguồn gốc từ Pháp, được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur, một tên tuổi uy tín và có quy mô lớn trên thế giới trong lĩnh vực vắc xin.

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml phòng được 4 chủng virus cúm gồm 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B

Sản phẩm vắc xin Vaxigrip Tetra thích hợp cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Về dạng bào chế, Vaxigrip Tetra là một hỗn dịch tiêm đã được nạp sẵn trong bơm tiêm. Sau khi lắc nhẹ, sản phẩm có dạng chất lỏng hơi trắng hoặc trắng đục.

Vaxigrip Tetra được đóng gói trong hộp với quy cách:

– Hộp 1 bơm tiêm nạp sẵn 0.5 ml vắc xin.

– Hộp 20 bơm tiêm, mỗi bơm tiêm nạp 0.5 ml vắc xin.

Bệnh cúm mùa có tính chất lây truyền nhanh, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm và có khả năng biến đổi từng mùa, vì vậy việc tiêm ngừa đầy đủ hàng năm là cần thiết để duy trì sự bảo vệ sức khỏe.

2. Công dụng và lợi ích của vắc xin cúm Vaxigrip Tetra

Vaxigrip được phát triển để phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc các chủng H1N1, H3N2 và Yamagata, Victoria gây ra. Vaxigrip Tetra  chứa các thành phần giúp kích thích cơ thể tạo ra sự miễn dịch chống lại các chủng virus cúm này.

Theo thống kê gần đây, vắc xin cúm đã giúp ngăn ngừa hàng triệu trường hợp bệnh cúm mỗi năm. Cụ thể, việc tiêm phòng cúm đã ngăn ngừa khoảng 6,2 triệu trường hợp mắc cúm, 3,2 triệu lượt khám bệnh, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca tử vong liên quan đến cúm. Tiêm vắc xin cúm đã giúp giảm tỷ lệ nhập viện do các biến chứng nặng của cúm như bệnh tim mạch có liên quan đến cúm, bệnh phổi mạn tính liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ nhập viện cho người bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu liên quan đến cúm.

Tiêm vắc xin cúm đã giúp ngăn ngừa hàng triệu trường hợp bệnh cúm mỗi năm

Tiêm vắc xin cúm đã giúp ngăn ngừa hàng triệu trường hợp bệnh cúm mỗi năm

Phụ nữ mang thai là đối tượng có thể bị tổn thương nghiêm trọng bởi căn bệnh cúm, việc tiêm vắc xin cúm không chỉ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe tổng thể mà còn giảm bớt rủi ro sử dụng các loại thuốc trong thời kỳ thai kỳ. Vắc xin cúm cũng giúp hình thành các kháng thể bảo thai nhi, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở thai nhi, đồng thời cung cấp sự bảo vệ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là cho những trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin cúm mùa.

Ngoài ra, tiêm vắc xin cúm cũng đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh trong cộng đồng, đặc biệt là những người dễ bị lây nhiễm bệnh cúm như trẻ sơ sinh, người cao tuổi và những người mắc các bệnh mạn tính.

Tiêm vắc xin cúm là quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Bạn hãy chủ động đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để tiêm vắc xin phòng bệnh và tiêm nhắc lại đúng lịch để có hiệu quả bảo vệ dài lâu.

3. Lịch tiêm chủng Vaxigrip Tetra

Lịch tiêm chủng cho vắc xin Vaxigrip Tetra dành cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn thường được hướng dẫn như sau:

Trẻ 6 tháng đến dưới 9 tuổi:

– Mũi 1: Đây là lần tiêm đầu tiên để bắt đầu bảo vệ trẻ khỏi cúm.

– Mũi 2: Cần tiêm sau mũi 1 ít nhất 4 tuần. Điều này giúp cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho trẻ khỏi cúm.  Sau mũi tiêm thứ 2, trẻ cần tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì khả năng phòng ngừa cúm.

Cho người từ 9 tuổi trở lên:

– Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và tiêm nhắc lại hàng năm. Điều này đảm bảo rằng họ duy trì sự bảo vệ đối với cúm mùa và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Người dân cần tuân theo các hướng dẫn và khuyến cáo lịch tiêm từ các cơ quan y tế để đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh cúm.

4. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm Vắc xin vaxigrip tetra 0.5ml

4.1. Có cần kiểm tra dị ứng với trứng gà trước khi tiêm cúm không?

Theo các khuyến cáo gần đây, người có tiền sử dị ứng với trứng vẫn có thể tiêm vắc xin cúm mà không cần phải thử dị ứng trước bằng cách ăn trứng.

Tuy nhiên, quan trọng là người đi tiêm vắc xin nên cung cấp thông tin về lịch sử dị ứng và phản ứng khi tiêm vắc xin trước đó nếu có cho bác sĩ để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra quyết định thích hợp về tiêm vắc xin.

4.2. Đang mang thai có thể tiêm cúm không?

Vắc xin phòng cúm không bị cấm đối với phụ nữ mang thai. Phụ nữ có thể tiêm vắc xin cúm sau 3 tháng đầu của thai kỳ và ít nhất 1 tháng trước ngày dự sinh. Trong quá trình tiêm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tư vấn và chỉ định lịch trình tiêm phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ. Quá trình tiêm cúm cần tuân theo các quy trình và quy định an toàn.

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin cúm sau 3 tháng đầu của thai kỳ và ít nhất 1 tháng trước ngày dự sinh

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin cúm sau 3 tháng đầu của thai kỳ và ít nhất 1 tháng trước ngày dự sinh

Lưu ý rằng vắc xin cúm Ivacflu – S (Việt Nam) không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.

4.3. Đang cho con bú có thể tiêm cúm không?

Trong thời gian cho con bú, phụ nữ vẫn có thể tiêm vắc xin phòng cúm. Điều này giúp ngăn ngừa mẹ lây bệnh cúm cho con khi trẻ chưa đủ tuổi để tiêm ngừa cúm.

4.4. Phản ứng sau tiêm cúm

Phản ứng sau tiêm chủng vắc xin cúm Vaxigrip Tetra 0.5ml thường là những phản ứng nhẹ, ngắn và không đòi hỏi điều trị đặc biệt. Đây thường là biểu hiện có thấy sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể, những phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện là:

– Tại chỗ tiêm: Đau, đỏ, sưng nhẹ

– Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, sốt, đau đầu

Nếu có bất kỳ lo lắng hoặc triệu chứng không bình thường nào sau tiêm cúm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

5. Tại sao vắc xin cúm phải tiêm 1 năm/lần

Virus cúm có khả năng thay đổi gen và tạo ra các biến thể mới ở mỗi mùa. Do đó, để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, các nhà sản xuất vắc xin phải liên tục cập nhật thành phần để phù hợp với các biến thể virus mới xuất hiện trong mùa cúm đó. Bạn cần tiêm chủng cúm nhắc lại mỗi năm một lần để duy trì khả năng miễn dịch trước cúm, đặc biệt là những chủng cúm mới.

Để đặt lịch tiêm phòng cúm nhanh chóng bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. bạn đọc vui lòng liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital