Vắc xin rota có mấy loại – Thông tin cụ thể của từng loại

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến ở con người. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, tiêu chảy lại đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, bởi đối tượng này vẫn chưa có sự phát triển hoàn thiện cũng như cơ thể chưa đủ sức khỏe để chống lại sự xâm nhập của rotavirus – virus gây tiêu chảy. Do đó, việc sử dụng vắc xin rotavirus cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Vậy vắc xin rota có mấy loại? 

1. Rotavirus có thể nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ?

Rotavirus là một trong những nguyên nhân gây nên tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một chủng virus dạng vòng, gồm 7 nhóm là A, B, C, D, E, F và G. Trong đó chỉ có nhóm A, B và C là gây bệnh cho người, nhóm A thường gây ra tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và rất phổ biến, còn nhóm B và C thường được phát hiện ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, hàng năm trên thế giới có trên 125 triệu ca mắc tiêu tiêu chảy do rotavirus gây ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Rotavirus có khả năng sống rất lâu trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm cao. Chúng thường tấn công vào những hệ tiêu hóa non trẻ, không có khả năng kháng cự. Gây ra các triệu chứng tiêu chảy nặng, dẫn đến cơ thể bị mất nước. Nếu không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là lý do tại sao trẻ nhỏ là đối tượng để loại virus này gây bệnh.

Tại Việt Nam, số ca mắc tiêu chảy do Rotavirus cũng không ngừng tăng lên. Số trẻ dưới 5 tuổi chết do Rotavirus chiếm tới 4 – 8% tổng số trẻ tử vong hàng năm. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin rotavirus cho trẻ.

Rotavirus

Rotavirus là một trong những nguyên nhân gây nên tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Vắc xin rota có mấy loại: Những thông tin cần biết cho các bậc cha mẹ

Vắc xin phòng rotavirus là một loại vắc xin phòng bệnh tiêu tiêu chảy do virus rota gây ra. Vắc xin rotavirus được sản xuất từ virus rota đã được làm suy yếu hoặc đã chết. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ bắt đầu hoạt động và tiêu diệt những con virus đó. Từ đó, hệ miễn dịch ghi nhớ cho lần tiếp theo bị virus xâm nhập, dễ dàng tiêu diệt chúng và khiến chúng không thể gây bệnh.

Hiện nay, vắc xin rota có mấy loại đang là chủ đề được khá nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là 3 loại phổ biến để bạn tham khảo:

2.1. Vắc xin Rotavin M1

Vắc xin Rotavin M1 là loại vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus gây ra, được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế Polyvac, Việt Nam nghiên cứu và phát triển.

Thành phần: Một lọ Rotavin 2ml sẽ bao gồm virus rota sống, giảm độc lực chủng G1P8.

Đối tượng sử dụng: Dành cho trẻ lớn hơn hoặc bằng 6 tuần tuổi và nhỏ hơn 6 tháng tuổi.

Lịch uống: 2 liều nên hoàn thành 2 liều này trước khi bé được 6 tháng tuổi.

– Liều 1: Khi trẻ lớn hơn hoặc bằng 6 tuần tuổi.

– Liều 2: Sau liều đầu tiên từ 1 – 2 tháng.

Chống chỉ định:

– Không dùng vắc xin Rotavin M1 cho trẻ quá mẫn cảm với các thành phần được sử dụng trong vắc xin.

– Nếu sau khi trẻ uống liều đầu tiên gặp các phản ứng phụ hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng, hãy dừng sử dụng với trẻ ngay.

– Không sử dụng vắc xin Rotavin M1 đối với những trẻ đang bị sốt cao hoặc đang mắc các bệnh lý cấp tính nguy hiểm.

– Vắc xin Rotavin M1 không thể sử dụng cho trẻ đang bị tiêu chảy, nôn hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác. Phải đợi đến khi trẻ khỏi hẳn mới được cho trẻ sử dụng.

– Không sử dụng loại vắc xin này cho trẻ có tiền sử bị lồng ruột, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa hoặc triệu chứng suy giảm miễn dịch, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến trẻ.

vắc xin rota có mấy loại

Vắc xin Rotavin M1 là loại vắc xin phòng tiêu chảy do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất

2.2. Vắc xin Rotarix

Rotarix là loại vắc xin sống, giảm độc lực dùng để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn về dược phẩm và chế phẩm sinh học – GlaxoSmithKline thuộc Bỉ.

Thành phần: Một hộp gồm 1,5ml, 1 chủng G1P8.

Đối tượng sử dụng: Vắc xin Rotarix dành cho trẻ lớn hơn hoặc bằng 6 tuần tuổi và nhỏ hơn 6 tháng tuổi.

Lịch uống: Cho trẻ uống 2 liều, 2 liều này nên được hoàn thành trước 24 tuần tuổi của trẻ.

– Liều 1: Uống khi trẻ lớn hơn hoặc bằng 6 tuần tuổi.

– Liều 2: Uống sau liều đầu tiên 4 tuần.

Chống chỉ định:

– Không sử dụng vắc xin Rotarix với trẻ quá mẫn cảm với các thành phần của loại vắc xin này, thông tin cụ thể cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

– Không tiếp tục dùng vắc xin Rotarix nếu trẻ xuất hiện các phản ứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng.

– Không sử dụng cho trẻ mắc dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

2.3. Vắc xin Rotateq

Rotateq được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Meck Sharp and Dohme, tập đoàn về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Mỹ.

Thành phần: Một lọ 2ml bao gồm vắc xin dạng sống, giảm độc lực, ngũ giá G1, G2, G3, G4 và P1A.

Đối tượng sử dụng: Trẻ lớn hơn hoặc bằng 7,5 tuần tuổi và nhỏ hơn 32 tuần tuổi.

Lịch uống: Trẻ uống 3 liều và cần được hoàn thành trước 32 tuần tuổi.

– Liều 1: Khi trẻ lớn hơn hoặc bằng 7,5 – 12 tuần tuổi.

– Liều 2: Cách liều đầu bé được tiêm khoảng 4 tuần.

– Liều 3: Cách liều thứ 2  là 4 tuần.

Chống chỉ định:

– Chống chỉ định với trẻ bị mẫn cảm với các thành phần được sử dụng trong vắc xin.

– Không sử dụng liều thứ 2 và các liều tiếp theo nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng và tác dụng phụ nghiêm trọng.

– Không sử dụng vắc xin Rotateq cho trẻ bị dị tật đường tiêu hóa.

Vắc xin Rotateq

Vắc xin Rotateq chống chỉ định với những trường hợp trẻ em bị dị tật đường tiêu hóa

3. Các lưu ý khi sử dụng thực hiện vắc xin rota

– Không thay đổi loại vắc xin so với mũi đầu tiên và các mũi tiếp theo bởi sẽ làm giảm tính hiệu quả của vắc xin cũng như có thể xuất hiện hiện tượng các loại vắc xin có phản ứng không tốt với nhau. Trong trường hợp bất khả kháng thì có thể đổi loại vắc xin những trẻ cần phải được tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin loại Rotateq.

– Không cho trẻ uống bổ sung nếu trẻ bị trớ sau khi uống vắc xin rota.

– Có thể sử dụng vắc xin rotavirus cùng với các loại vắc xin phòng những bệnh khác như bại liệt, vắc xin 5in1,… hoặc sử dụng tại các thời điểm khác nhau mà không cần thiết chú ý đến khoảng cách các mũi.

Qua bài viết trên, hy vọng các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho vấn đề vắc xin rota có mấy loại. Với 3 loại vắc xin phòng tiêu chảy đang được sử dụng phổ biến hiện nay, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp để tiêm cho con em mình. Tuy nhiên, dù là loại vắc xin nào thì điều quan trọng chính là thực hiện tiêm phòng một cách đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo sức khỏe tốt cho các bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital