Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giời và nữ giới. Bệnh có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm cơ hội điều trị thành công cũng như cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ung thư dạ dày giai đoạn I sống được bao lâu, có chữa được không là lo lắng của nhiều người bệnh.
Menu xem nhanh:
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn I có đặc điểm:
- Giai đoạn IA: tế bào ung thư đã phát triển bên ngoài thành dạ dày nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn IB: tế bào ung thư đã phát triển đến lớp cơ thành dạ dày và có thể lan đến 1 – 2 hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn xa.
Bên cạnh yếu tố giai đoạn phát triển khối u, để khẳng định bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng người bệnh cũng như mức độ đáp ứng điều trị bệnh.
Bác sĩ thường dựa trên tỷ lệ sống 5 năm – thời gian sống ít nhất của bệnh nhân từ khi được chẩn đoán bệnh để dự đoán cơ hội sống của người bệnh. Theo đó, bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn IA có khoảng 71% cơ hội sống và tỷ lệ này với bệnh nhân giai đoạn IB là khoảng 57%.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ở giai đoạn này, do khối u vẫn được giới hạn ở những lớp mô niêm mạc bên trong của dạ dày nên phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị thường được chỉ định. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ tất cả khối u dạ dày kết hợp với loại bỏ một số mô lành nếu có thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u trong lớp lót dạ dày hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày có khối u. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp
Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thông tin chính xác nhất người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định điều trị.