Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính và có khả năng di căn đến các bộ phận khác. Do đó, rất nhiều người đã có chung một thắc mắc rằng liệu ung thư dạ dày có biểu hiện gì ra bên ngoài để nhận biết không? Bài viết này sẽ giúp mọi người trả lời câu hỏi trên.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân khiến nhiều người mắc ung thư dạ dày
1.1. Định nghĩa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào bên trong dạ dày biến đổi bất thường và hình thành nên các khối u. Các khối u này nếu là ác tính có thể lan rộng và di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể dẫn đến tình trạng sức khỏe người bệnh ngày càng tệ, thậm chí là tử vong.
Ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn:
– Giai đoạn 0: Là dạng ung thư biểu mô, tế bào ung thư vẫn đang nằm trong lớp niêm mạc dạ dày
– Giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, các tế bào ung thư đã xuyên qua lớp niêm mạc mạc dạ dày.
– Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, khó chữa trị.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư dạ dày
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày bao gồm:
– Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): là loại virus gây viêm loét dạ dày và phá hủy niêm dạ dày cũng như gây nên các tổn thương tiền ung thư.
– Béo phì: Những người béo phì thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.
– Gen di truyền: Ung thư dạ dày có tỉ lệ di truyền từ mẹ sang con lên tới 48%. Ngoài ra, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa Polyp cũng liên quan đến ung thư dạ dày.
– Nhóm máu: Những người có nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày nhiều hơn những người có nhóm máu O, B, AB.
– Độ tuổi: Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng cao, đặc biệt là sau 50 tuổi.
– Đã từng phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử từng phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 10-15 sau khi phẫu thuật.
– Giới tính: Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới tới 2 lần.
2. Ung thư dạ dày có biểu hiện gì ra bên ngoài hay không?
2.1. Trước khi tìm hiểu ung thư dạ dày có biểu hiện gì hãy cùng xem có những phương pháp nào giúp phát hiện sớm căn bệnh trên
Các phương pháp giúp phát hiện và sàng lọc ung thư dạ dày bao gồm:
– Nội soi dạ dày: Đây có thể coi là phương pháp tầm soát ung thư dạ dày được sử dụng phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt có gắn camera ở đầu, từ đó có thể quan sát trực tiếp tình trạng của dạ dày. Phương pháp này giúp phát hiện chính xác vị trí của khối u nếu có, sau đó bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết.
– Sinh thiết: Trong trường hợp bác sĩ nội soi dạ dày phát hiện khối u thì sẽ thực hiện sinh thiết bằng cách lấy các tế bào bên trong khối u. Mẫu tế bào này sẽ được phân tích và đưa ra kết quả.
– Xét nghiệm máu: Các dấu ấn ung thư bao gồm CA 72-4, CEA và CA 19-9 có trong máu giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày.
– Chẩn đoán hình ảnh: phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong tầm soát ung thư dạ dày là siêu âm và chụp cắt lớp CT. Chẩn đoán hình ảnh giúp mô tả lại những hình ảnh bên trong dạ dày giúp phát hiện những điểm bất thường hay tổn thương của dạ dày.
2.2. Ung thư dạ dày có biểu hiện gì hay không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên trên thực tế, ở những giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Những dấu hiệu nhận biết chỉ bộc phát ra bên ngoài khi bệnh đã bắt đầu trở nặng. Do đó khi cơ thể không có biểu hiện gì bất thường không có nghĩ là đang khỏe mạnh. Vì vậy cần thực hiện tầm soát ung thư dày một cách định kỳ. Nhưng nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau cần đến bệnh viện để thực hiện thăm khám ngay:
– Đau bụng theo từng cơn và từng đợt, không thuyên giảm mặc dù đã uống thuốc thậm chí là càng trầm trọng thêm.
– Bị đầy bụng, sưng bụng bất thường và buồn nôn sau khi ăn.
– Ợ nóng
– Sụt cân một cách bất thường
– Đi đại tiện phân màu đen hoặc có lẫn máu trong phân
– Cảm giác chán ăn và thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
– Nôn ra máu.
3. Có những cách nào để phòng chống ung thư dạ dày?
Để phòng tránh căn bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ khuyến cáo nên có những thói quen sau:
– Duy trì cân nặng lý tưởng bằng cách chăm chỉ tập luyện thể dục
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích bao gồm rượu, bia,….
– Nên sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và giàu chất xơ
– Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ
– Tránh tiếp xúc với môi trường có chứa những hóa chất hóa học độc hại
– Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện và nên tầm soát ung thư định kỳ nếu như gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa,….
Để thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, người khám cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để sàng lọc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc không biết nên lựa chọn cơ sở y tế nào, thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ là địa chỉ đáng tin cậy dành cho bạn. TCI sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Pháp,… đảm bảo kết quả được trả về nhanh chóng và chính xác. Các y bác sĩ tại TCI còn được tuyển chọn từ những bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh. Ngoài ra Thu Cúc TCI còn sở hữu đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, tinh thần chăm sóc khách hàng như người nhà luôn được đặt lên hàng đầu. Hệ thống gói khám tại TCI được xây dựng đầy đủ các danh mục, phù hợp với mọi độ tuổi, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ gia đình bạn.
Trên đây là những thông tin cần biết về hoạt động chăm sóc sức khỏe định kỳ. Hy vọng bài viết này có thể giúp người đọc nắm được kiến thức cần và đủ để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi căn bệnh ung thư dạ dày.