Tuổi nào thường bị ung thư cổ tử cung?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Biết được tuổi nào thường bị ung thư cổ tử cung sẽ giúp chị em chủ động trong khám tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh khởi phát từ sự phát triển và nhân lên bất thường của các tế bào ở cổ tử cung. Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường có một số biểu hiện như chảy máu âm đạo bất thường, xuất hiện dịch âm đạo có màu lạ, mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu…

Tuổi nào thường bị ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung có thể gặp ở nhiều độ tuổi

Tuổi nào thường bị ung thư cổ tử cung là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Theo các chuyên gia y tế, ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Bệnh thường được phát hiện ở độ tuổi 40 – 60 tuổi, phổ biến nhất là 50 – 55 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung cũng như nhiều bệnh ung thư khác đang ngày càng trẻ hóa.

Các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Ngoài tuổi tác, còn có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

  • Nhiễm vi rút HPV: HPV (Human Papollimavirus) là loại vi rút gây u nhú ở người chủ yếu lây qua đường sinh dục. Trong số trên 100 loại HPV được tìm thấy thì có tới trên 40 loại có liên quan đến các bệnh đường hậu môn, sinh dục. HPV được chia làm 2 nhóm là HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ cao. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 thuộc nhóm nguy cơ cao hiện diện ở trên 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
  • Hút thuốc lá: hút thuốc lá chủ động hay bị động đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh ung thư khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nữ giới hút thuốc có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: hệ miễn dịch có chức năng phá hủy tế bào lạ – mầm mống ung thư cũng như làm chậm sự phát triển của chúng. Những người nhiễm HIV, AIDS, ghép tạng có khả năng mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường.
  • Nhiễm vi rút Chlamydia: chlamydia là loại vi rút lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục có khả năng gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục và vô sinh. Nữ giới nhiễm chlamydia thường không có triệu chứng điển hình gì và thường tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra vùng chậu. Đây cũng là loại vi rút làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
  • Chế độ ăn thiếu rau xanh, hoa quả tươi cũng làm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên.

Sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

  • Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài: nữ giới sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những người bình thường. Nguy cơ này sẽ giảm sau thời gian dừng thuốc là 10 năm.
  • Thời gian mang thai: nữ giới mang thai trên 3 lần có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân được giải thích là do sự thay đổi hoóc môn trong thời kì mang thai làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV. Bên cạnh đó, nữ giới mang thai lần đầu trước 17 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với nữ giới mang thai ở độ tuổi 25.
  • Vấn đề tài chính: ung thư cổ tử cung chủ yếu xuất hiện ở những nước đang phát triển – nơi cơ sự tiếp cận y tế không cao, tỷ lệ nạo phá thai nhiều. Phụ nữ có thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp cận với các phương pháp sàng lọc ung thư như Pap smear, xét nghiệm HPV.

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kì cần thiết cho nữ giới

Nữ giới có thể phòng ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV và thực hiện tầm soát ung thư định kì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital