Bạn Thu Nguyệt 24 tuổi, Hà Nội hỏi: Chào bác sĩ! Em hiện tại bị chậm kinh và đi siêu âm bác sĩ bảo thai được 4 tuần 2 ngày tuổi nhưng chưa thấy túi noãn hoàng. Cho em hỏi túi noãn hoàng là gì và khi nào thì có túi noãn hoàng và túi noãn hoàng thì có vai trò gì với thai nhi? Mong được bác sĩ tư vấn giúp ạ!
Thu Nguyệt ( Hà Nội – 24 tuổi)
Trả lời:
Chào Thu Nguyệt!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới chuyên mục tư vấn của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Về thắc mắc “túi noãn hoàng là gì” của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Menu xem nhanh:
1. Túi noãn hoàng là gì?
Túi noãn hoàng hay có tên gọi khác là túi Yolksac được nhìn thấy khi siêu âm ở tuần thứ 5 của thai kỳ. Kích thước của túi noãn hoàng chỉ nhỏ như hạt vừng nhưng lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu. Túi noãn hoàng chứa nhiều protein có nhiệm vụ tạo mạch, tạo huyết cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ khi mà chưa có nhau thai. Nếu như trong giai đoạn đầu thai kỳ mà không có túi noãn hoàng thì thai nhi có thể ngừng phát triển bởi không có bộ phận thực hiện chức năng chuyển hóa, truyền dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi thai.
Mặc dù có vai trò hết sức quan trọng như vậy nhưng túi noãn hoàng chỉ tồn tại ở giai đoạn đầu thai kỳ. Đến khi tuần hoàn nhau thai ổn định, túi noãn hoàng cũng dần biến mất để nhau thai phát huy chức năng nuôi dưỡng thai nhi của mình.túi noãn hoàng xuất hiện khi nào
2. Kích thước túi noãn hoàng như thế nào
Khi ở giai đoạn từ 5 đến 10 tuần, túi noãn hoàng có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 5-6mm. Nếu túi noãn hoàng vượt quá kích thước này thì mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao. Do đó trong giai đoạn đầu mang thai, dựa vào kích thước túi noãn hoàng bác sĩ sẽ chẩn đoán được những bất thường trong quá trình mang thai và đưa ra phương án xử lý thích hợp.
3. Thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không?
Thông thường ở tuần thứ 5 thai kỳ thông qua siêu âm đã có thể thấy túi noãn hoàng và ở tuần thứ 6-7 có thể thấy tim thai. Chính vì vậy nếu thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có thể thấy khả năng cao nguy cơ thai lưu, sảy thai sớm, thai bất thường… Bởi như đã chia sẻ ở trên, túi noãn hoàng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi thời kỳ đầu. Không có túi noãn hoàng thì sẽ không có bộ phận nào đảm nhiệm chức năng trao đổi chất cho thai nhi trong giai đoạn sớm. noãn hoàng xuất hiện khi nào
4. Điều thai phụ cần chú ý để thai kỳ đảm bảo an toàn?
4.1. Theo dõi cân nặng
Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn là biểu hiện rất rõ cho thấy thai nhi trong tử cung có phát triển tốt hay không.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thì cân của mẹ trong suốt thai kỳ được tính dựa và chỉ số khối lượng cơ thể của người mẹ trước khi mang thai. Công thức tính BMI như sau:
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)*2]
Cân nặng của mẹ khi mang thai lý tưởng sẽ là 10 -12kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ.
4.2. Tiêm phòng
Phụ nữ khi mang thai cơ thể sẽ nhạy cảm, hệ miễn dịch tự nhiên suy giảm do đó rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm do virut gây ra. Tiêm phòng khi mang thai để đảm bảo thai kỳ an toàn là vô cùng cần thiết. Việc này không chỉ giảm thiểu các rủi ro cho mẹ mà còn giúp bảo vệ toàn diện cho sự phát triển của thai nhi. Với phụ nữ lần đầu mang thai, cần tiêm uốn ván bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Sau khi tiêm uốn ván, có thể xảy ra một số tác dụng sau tiêm như: sưng đau tại vị trí tiêm, dị ứng, sốt nhẹ… Đây là các triệu chứng hoàn toàn bình thường và không nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, còn có các mũi tiêm phòng trước khi mang thai như: Viêm gan B, cúm, thủy đậu…chị em cần đi tiêm nếu có kế hoạch mang thai để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
4.3. Lao động và nghỉ ngơi
Phụ nữ mang thai cần tránh những công việc nặng, như đứng hoặc di chuyển nhiều, tránh lao động quá sức, bê vác đồ nặng, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
4.4. Nên tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút
Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Chuột rút gây nên các cơn đau dữ dội ở đùi, bắp chân và chân…Mặc dù không nguy hiểm tới thai nhi nhưng chuột rút có thể khiến mẹ bầu đau đớn và ảnh hưởng tới tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt.
Để tránh hiện tượng chuột rút mẹ bầu cần tập thể dục, vận động nhẹ nhàng như: co duỗi chân tay, massage các khớp chân theo chiều kim đồng hồ hoặc ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ, đồng thời đừng quên bổ sung đầy đủ canxi trong thai kỳ.
Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì mẹ bầu cần thăm khám, siêu âm, xét nghiệm định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi như sự xuất hiện của túi noãn hoàng hay phôi và tim thai.
Thấu hiểu, mong muốn san sẻ khó khăn và đồng hành với các mẹ bầu từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc xây dựng và cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói với các gói thai đa dạng từ tuần thứ 8, tuần 16, tuần 28, tuần 36 và chuyển dạ. Khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ Sản khoa đầu ngành trực tiếp chăm sóc, tư vấn, theo dõi ngay từ những tuần thai đầu tiên đến khi mẹ tròn con vuông.
Bên cạnh đó mẹ còn được trải nghiệm công nghệ siêu âm 5D hiện đại và chính xác cao hiện nay giúp phát hiện những bất thường của thai nhi ngay từ những tuần thai đầu tiên. Ngoài ra, với những tiện ích cao cấp chuyên nghiệp trong dịch vụ thai sản trọn gói như: chuẩn bị sẵn mọi đồ dùng cho mẹ và bé, hỗ trợ chăm sóc mẹ – bé 24/24 chỉ với nút chuông bấm ở đầu giường lưu viện, “cơm bưng nước rót” phục vụ mẹ tận phòng, bé được tiêm vitamin K, vacxin viêm gan B miễn phí, được tắm, chăm sóc rốn mỗi ngày, miễn phí giường nằm và bữa sáng cho người nhà… thì hành trình chào đón con yêu của mẹ sẽ luôn là những kỷ niệm hạnh phúc và tuyệt vời nhất.
Xem thêm
>> Túi noãn hoàng và những điều cần biết
> Những mốc khám thai sản quan trọng
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc