Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính xảy ra ở tất cả lứa tuổi, gây nên cơn đau dữ dội và nhiều vấn đề nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Biết được các triệu chứng viêm ruột thừa, cách điều trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh có hướng xử lý đúng đắn nếu gặp căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng viêm ruột thừa thường gặp
1.1. Triệu chứng viêm ruột thừa cần chú ý
Triệu chứng viêm ruột thừa thường gặp nhất là cơn đau, từ âm ỉ đến dữ dội. Người bệnh cần nhận biết rõ cơn đau xuất phát từ đâu và các dấu hiệu khác để nhận biết như sau:
– Bệnh nhân bị đau bụng bắt đầu từ mạn sườn bên phải: Ruột thừa nằm ở khu vực mạn sườn bên phải, do đó cơn đau sẽ bắt nguồn từ đây và có thể lan rộng. Càng ngày bệnh nhân càng cảm thấy đau nhiều hơn và khó có thể chịu đựng được.
– Người bệnh có dấu hiệu nôn: Từ cơn đau bụng dữ dội hệ tiêu hóa có thể bị kích thích làm cho người bệnh buồn nôn và nôn.
– Bị sốt (không quá cao): Người bệnh có thể bị sốt với nhiệt độ tầm 38 độ C. Nếu sốt rất cao chứng tỏ đã gặp biến chứng nguy hiểm.
– Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón (tuy nhiên trường hợp này không thường gặp)
– Thành bụng co cứng: Cơn đau dữ dội khó chịu đựng sẽ khiến cả thành bụng của bệnh nhân co cứng lại.Thời điểm này, sờ bất cứ chỗ nào tại vùng bụng, bệnh nhân cũng đều bị đau.
1.2. Nên làm gì khi phát hiện có triệu chứng viêm ruột thừa?
Triệu chứng viêm ruột thừa rất đa dạng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó khi nghi ngờ bị viêm ruột thừa, tuyệt đối không được chủ quan. Nên tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
2. Điều trị hiệu quả viêm ruột thừa bằng cách nào?
Viêm ruột thừa là bệnh cấp tính do đó cần được xử trí ngay trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ vùng ruột thừa bị sưng, bị viêm. Bệnh nhân sau khi nhập viện, thực hiện thăm khám và kiểm tra thì sẽ được chỉ định cắt ruột thừa. Một số biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp kịp thời là vỡ ruột, tạo đám quánh ruột, áp xe lan rộng…
Phẫu thuật cắt bỏ viêm ruột thừa có thể được thực hiện theo 2 cách đó là mổ mở và mổ nội soi.
2.1. Mổ mở cắt ruột thừa
Mở mở là giải pháp truyền thống với mức độ xâm lấn cao. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ rạch một vết khá dài trên thành bụng của người bệnh để tiếp cận tới khu vực viêm. Bằng mắt thường, bác sĩ xác định chính xác mức độ, vùng ruột thừa viêm và tiến hành cắt bỏ. Sau khi cắt bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết mổ bằng chỉ y tế.
Với vết mổ dài tầm 10 – 15cm, bệnh nhân sẽ rất đau đớn và mất nhiều sức, đồng thời cần nhiều thời gian để vết mổ liền và quay trở lại sinh hoạt thường ngày. Đồng thời, vết mổ sẽ trở thành sẹo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
2.2. Mổ nội soi cắt ruột thừa
Với nhiều ưu điểm khắc phục những điều còn hạn chế trong mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi được coi là bước tiến mới trong điều trị viêm ruột thừa.
Thay vì vết rạch dài đau đớn, mổ nội soi chỉ cần mở 3 vết rạch bé ở vùng bụng, mỗi vết kích thước từ 3 – 5mm để đưa dụng cụ nội soi vào tiến hành cắt bỏ vùng ruột bị viêm. Đồng thời, bác sĩ sẽ quan sát vùng bị viêm của bệnh nhân thông qua màn hình được kết nối với camera đã được đưa vào vùng bụng trước đó. Điều này giúp cho bác sĩ có thể nhìn rõ nét vùng sưng viêm, các cơ quan, bộ phận khác trong ổ bụng để tiến thành phẫu thuật chính xác và nhanh chóng nhất.
Sau khi đã cắt bỏ vùng bị viêm, bác sĩ sẽ lấy dụng cụ nội soi ra ngoài và khâu vết mổ nhỏ bằng chỉ y tế. Vì các vết rạch ở vùng bụng đều rất nhỏ nên bệnh nhân sẽ đỡ đau hơn rất nhiều so với mổ mở. Ngoài ra, vết rạch nhỏ cũng nhanh chóng kết vảy, lành lại và không để lại sẹo. Thông thường, bệnh nhân mổ nội soi sau 2 – 3 ngày là có thể về nhà. Bệnh nhân vừa tiết kiệm được thời gian, sức khỏe cũng đảm bảo, công việc cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc phẫu thuật.
Do đó, hầu như các cuộc phẫu thuật viêm ruột thừa hiện nay đều được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.
3. Chăm sóc sau phẫu thuật viêm ruột thừa
Sau phẫu thuật dù là nội soi hay mổ mở thì đều cần thời gian để phục hồi, lành vết thương. Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ về thời gian nằm viện. Không vội vã xuất viện vì có thể xảy ra các biến chứng sau mổ mà không được cấp cứu kịp thời. Sau khi được về nhà, bệnh nhân cũng cần lưu ý 1 số điều như sau:
– Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của điều dưỡng, nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh
– Vết mổ cần giữ khô ráo, sau khi vệ sinh phải lau khô bằng bông y tế
– Khi vết mổ chưa khép lại, tuyệt đối không bôi các loại kem điều trị sẹo lên khi không có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
– Lưu ý khi tắm rửa, không ngâm bồn hay đi bơi trong vòng 1 tháng kể từ ngày mổ.
– Để vết mổ thông thoáng tránh mặc quần áo dính sát vào người. Quần áo có chất liệu cứng cũng ảnh hưởng đến vết thương.
– Với băng y tế chuyên dụng, bệnh nhân không nên tự bóc vì có thể ảnh hưởng vết mổ. Tốt nhất để băng tự rơi sau 1 thời gian là sẽ ổn.
Triệu chứng viêm ruột thừa cũng có thể lẫn lộn với các bệnh lý khác. Do đó, khi gặp những cơn đau bụng hay các triệu chứng bất kỳ, người bệnh không nên chủ quan mà nên tiến thành thăm khám ngay. Ngoài ra, sau khi mổ viêm ruột thừa thì cần giữ gìn để vết thương nhanh lành, tránh các rủi ro sau mổ.