Viêm ruột thừa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng cấp cứu cần được phát hiện sớm để điều trị ngay nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm ruột thừa như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết.

1. Viêm ruột thừa cấp là gì?

Đây là tình trạng ruột thừa đang bị viêm, nguyên nhân do sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng gây ra viêm ruột thừa. Vi khuẩn lúc này nhân lên nhanh chóng, làm cho ruột thừa bị viêm, sưng và chứa nhiều mủ. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa có thể sẽ bị vỡ.

Viêm ruột thừa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa đang bị viêm

2. Triệu chứng phổ biến viêm ruột thừa

Đau bụng dữ dội là biểu hiện thường gặp khi bị đau ruột thừa. Tuy nhiên bên cạnh dấu hiệu này người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác.

2.1. Đau bụng – Biểu hiện của viêm ruột thừa phổ biến nhất

Hầu hết các người bệnh bị viêm ruột thừa cấp sẽ có triệu chứng đau bụng. Tùy thuộc vào mức độ viêm loét mà cơn đau bụng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó đau ruột thừa còn gây ra một số dấu hiệu khác như:

– Đau bụng quanh vùng rốn và vùng dưới bên phải

– Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian hoặc khi người bệnh vận động, ho, hít thở sâu

– Cảm giác ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa

– Không thể xì hơi, xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón

– Sốt

– Bụng sưng phồng

3. Nguyên nhân gây tình trạng viêm ruột thừa?

Đau ruột thừa có thể xuất hiện do những nguyên nhân điển hình như sau:

– Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào trong đường tiêu hóa.

– Bị tắc nghẽn ống nối ruột già và ruột thừa do phân.

– Do có khối u.

Tất cả những yếu tố trên đây đều là nguy cơ khiến ruột thừa bị viêm và sưng đau dữ dội. Quá trình vận chuyển máu đến cơ quan sẽ ngưng lại khi triệu chứng sưng tấy nghiêm trọng hơn. Khi không cung cấp đủ lưu lượng máu, ruột thừa bắt đầu chết. Ngoài ra, cơ quan cũng có thể bị vỡ hoặc hình thành các lỗ, vết rách trên thành ruột. Điều này khiến cho phân, chất nhầy, virus, vi khuẩn… rò rỉ vào bên trọng bụng, dẫn đến các vấn đề nguy hiểm khác như: viêm phúc mạc, nhiễm trùng lây lan…

Nguyên nhân gây tình trạng viêm ruột thừa?

Viêm ruột thừa nguyên nhân do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào trong đường tiêu hóa.

4. Các biến chứng của viêm ruột thừa gây ra:

Đau ruột thừa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như sau:

– Ruột thừa vỡ: khi ruột thừa vỡ, các vi khuẩn sẽ tràn và lan ra khắp bụng và sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này bắt buộc phải phẫu thuật loại bỏ ruột thừa và làm sạch bụng ngay lập tức

– Ổ áp-xe trong bụng: khi ruột thừa để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các cơ quan trong ổ bụng sẽ tạo thành ổ mủ khu trú gọi là ổ áp xe. Với trường hợp này sẽ áp dụng chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm phối hợp điều trị kháng sinh theo phác đồ. Sau đó bác sĩ sẽ hẹn cắt ruột thừa sau 6 tháng.

5. Cách chẩn đoán đau ruột thừa

Những người bệnh có triệu chứng đau ruột thừa kèm sốt, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm. Kết quả chẩn đoán sẽ cho biết chính xác tình trạng bệnh lý.

5.1 Khám sức khỏe

Bác sĩ sẽ ấn vào vùng bụng dưới bên phải của người bệnh để kiểm tra mức độ sưng, cứng, đau nhức. Từ đó sẽ xác định được nguyên nhân ban đầu gây bệnh, đồng thời cũng sẽ loại trừ các yếu tố liên quan tới bệnh lý khác.

5.2 Làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán viêm ruột thừa

Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm máu giúp xác định lượng bạch cầu để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm

– Xét nghiệm nước tiểu

5.3 Chẩn đoán bằng hình ảnh

Chụp cắt lớp CT: kết quả hình ảnh thu được cho biết ruột có đang bị giãn, hẹp hay bị viêm

Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp phát xạ: Đây là kỹ thuật sử dụng khi nghi ngờ có khối u hình thành trong ruột thừa

– Siêu âm: Sóng siêu âm giúp bác sĩ quan sát rõ nét hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Đầu dò di chuyển trên bụng để quan sát những bộ phận cần kiểm tra.

5.4 Chẩn đoán phân biệt

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ dấu hiệu đau bụng của người bệnh là bệnh lý khác thì cần thực hiện phương pháp chẩn đoán phân biệt. Dưới đây là một số bệnh lý gây triệu chứng tương tự đau ruột thừa.

– Sỏi mật tắc nghẽn ống mật

– Viêm túi mật

– Ung thư biểu mô đại tràng

– Crohn

– U xơ tử cung

– Viêm ruột

Viêm tụy

– Sỏi niệu quản

Cách chẩn đoán đau ruột thừa

Viêm ruột thừa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng

6. Điều trị viêm ruột thừa

Tùy theo các tình trạng, triệu chứng của đau ruột thừa mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

– Điều trị bằng thuốc: Nhiều trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh là cách duy nhất để chữa viêm ruột thừa.

– Dẫn lưu áp xe: Người bệnh sẽ được phẫu thuật hoặc sử dụng kim và ống thông. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh trước và sau khi dẫn lưu.

– Phẫu thuật: Đây là phương pháp được các bác sĩ khuyến nghị hàng đầu trong điều trị viêm ruột thừa. Hiện nay có hai kỹ thuật mổ phổ biến đó là: Mổ hở và mổ nội soi.

7. Phòng tránh bệnh viêm ruột thừa đúng cách

Theo các bác sĩ chuyên khoa đánh giá thì tình trạng đau ruột thừa nằm ngoài tầm kiểm soát. Chính vì vậy không có biện pháp phòng tránh tuyệt đối nào. Tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh mọi người hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất đến từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc,…Các loại thực phẩm này giúp hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa và giúp nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bị viêm ruột thừa.

Viêm ruột thừa nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp. Do vậy hãy cảnh giác với các dấu hiệu của viêm ruột thừa và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital