Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng

Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng thường gặp gồm: đau thắt lưng, tê bì chân tay, vận động đi lại khó khăn,…Thoái hóa đốt sống lưng là một bệnh lý mãn tính về xương khớp, xảy ra khi khớp xương và đĩa đệm bị thoái hóa. Tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp ở các đốt sống thắt lưng bị tổn thương. Bệnh lý này diễn biến chậm, đau âm ỉ và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau trên cột sống, ví dụ như: 

– Gai cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng tới vùng lưng dưới

– Gai cột sống ngực gây ảnh hưởng tới phần giữa của cột sống

– Gai cột sống đa tầng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống

Thoái hóa đốt sống lưng thường bị nhiều nhất ở lứa tuổi trung niên và người già. Theo thống kê, khoảng 85% người trên 60 tuổi mắc bệnh này. Triệu chứng thường gặp nhất là đau nhức, hai chân yếu, mất thăng bằng,…

Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp ở các đốt sống thắt lưng bị tổn thương

Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp ở các đốt sống thắt lưng bị tổn thương

2. Triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng ban đầu rất khó phát hiện. Nếu nguyên nhân là do tuổi tác thì hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào. Còn đối với các nguyên nhân khác triệu chứng có thể đến một thời gian, sau đó có thể giảm đi hoặc nặng hơn.

Thoái hóa cột sống lưng là một bệnh mãn tính nên việc nhận biết dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng. Triệu chứng điển hình nhất là cơn đau nhức, đau âm ỉ từ các vị trí bị thoái hóa.

2.1 Đau vùng thắt lưng

Đau vùng lưng phía dưới liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng. Sau đó lan rộng xuống cả mông và hai chân, đau dữ dội hơi khi vặn người, bê đồ nặng. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc đau theo từng đợt.

2.2 Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng: Tê bì chân

Triệu chứng này rõ nhất là lúc sáng sớm thức dậy hoặc về đêm. Nhất là khi trời lạnh người bệnh rất khó khăn để ngồi dậy hoặc xoay người

2.3 Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng: Cứng cột sống

Những cơn đau nhức khiến người bệnh đi lại khó khăn. Không thể thực hiện các động tác cúi hay gập người, vặn mình,…

2.4 Yếu tay hoặc chân

Thoái hóa cột sống lưng khi chuyển biến nặng sẽ gây teo cơ chân. Người bệnh sẽ bị mất thăng bằng khi đi lại hoặc đứng. Đây là một triệu chứng thoái hóa khi bệnh đã chuyển biến nặng.

2.5 Mất kiểm soát ruột và bàng quan

Đây là biến chứng của thoái hóa cột sống lưng. Nếu gặp triệu chứng này bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ngoài ra còn một số triệu chứng thường gặp khác: đau đầu, co thắt cơ bắp, chân tay phối hợp kém, ngủ không ngon,… 

Đau vùng thắt lưng khi vận động là một trong những triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng

Đau vùng thắt lưng khi vận động là một trong những triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng

3. Ai có thể bị thoái hóa đốt sống lưng?

Dưới đây là nhóm đối tượng có khả năng bị thoái hóa đốt sống lưng cao hơn bình thường:

– Người trung niên và cao tuổi: Đây là 2 nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do sự lão hóa xương khớp do tuổi tác (theo thời gian cấu trúc và chức năng của xương bị yếu đi).

– Những người làm công việc ít vận động: Nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may,…

– Những người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác quá sức: Khi sụn và đĩa đệm chịu áp lực lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương. Dần dần mất tính đàn hồi, giãn dây chằng.

– Người béo phì, thừa cân: Cân nặng tăng thì áp lực lên cột sống cũng tăng, gây thoái hóa.

– Người bị chấn thương, phẫu thuật cột sống: Các chấn thương do té, ngã, va chạm, tai nạn,…nhưng không được điều trị kịp thời.

– Người có lối sống sinh hoạt không khoa học, lạm dụng chất kích thích

– Người gặp vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm

– Có người thân mắc bệnh về thoái hóa cột sống

4. Thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống lưng là một căn bệnh phổ biến về cột sống. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ làm giảm chức năng của hệ thần kinh. Đặc biệt là giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bệnh trở nên nặng, người bệnh có thể bị tàn phế, không thể tự phục vụ sinh hoạt cá nhân.

Thoái hóa đốt sống lưng gây ra nhiều biến chứng sau đây:

– Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Đau dây thần kinh tọa: đau nhức vùng thắt lưng, có thể lan xuống vùng hông và chân

– Cột sống bị biến dạng: gù, cong, mất thẩm mỹ

– Tủy sống bị chèn ép

– Teo cơ chi

– Bại liệt: Hậu quả nghiêm trọng nhất

– Giảm thị lực: Mắt sưng, chảy nước mắt, sợ ánh sáng,…

Đáng lo là hiện nay thoái hóa cột sống lưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhiều người chỉ ngoài 30 đã có những triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh.

Đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh,...có thể phòng ngừa triệu chứng thoái hóa cột sống

Đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh,…có thể phòng ngừa triệu chứng thoái hóa cột sống

5. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng

Chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe của cột sống như:

– Chế độ dinh dưỡng: tăng cường các chất Canxi, Magie, vitamin D,…để xương chắc khỏe

– Vận động chuẩn tư thế: Ngồi thẳng lưng, gối đầu thấp,… Khi ngồi lâu thì sau khoảng 30-40 phút nên đứng dậy đi lại, vận động xương khớp.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhất là khi bạn bắt đầu thấy một vài triệu chứng. Ở độ tuổi trung niên có thể chọn các bài vận động như đi bộ, bơi lội, thể dục dưỡng sinh,…để làm tăng sức bền cho cơ thể.

– Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không để bản thân căng thẳng quá mức.

– Nâng đồ vật nặng đúng cách, hạn chế mang vật nặng quá sức

– Bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích

– Chủ động thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm các triệu chứng.

– Nếu nghi ngờ có triệu chứng, hãy gặp ngay bác sĩ để có những chẩn đoán và can thiệp chữa trị kịp thời.

Thoái hóa đốt sống lưng là một bệnh xương khớp mãn tính, phát triển theo thời gian. Không nên chủ quan nếu triệu chứng vẫn chưa nghiêm trọng. Cần chú ý rèn luyện thói quen sống lành mạnh, vận động thường xuyên và đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital