Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng hay được áp dụng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh lý cơ xương khớp đang ngày một trẻ hóa. Có thể bạn không còn quá xa lạ với bệnh thoái hóa ở vùng đốt sống lưng. Nhưng những cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả hiện nay, liệu bạn đã biết chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.

1. Thông tin về thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống lưng được xem là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Theo như số liệu thống kê, hiện nay đang có tới khoảng 85% người ở độ tuổi ngoài 60 mắc phải tình trạng này.

thoái hóa đốt sống lưng

Tình trạng thoái hóa đốt sống lưng cũng đang ngày một trẻ hóa

Bệnh lý có thể xuất hiện ở những bộ phận khác nhau của cột sống như:

– Gai cột sống ngực vì gặp các vấn đề ở phần giữa của cột sống.

– Phần lưng phía dưới.

– Thoái hóa phần ngành của khớp xương bị nhô ra.

Riêng đối với thoái hóa đốt sống lưng ban đầu đa phần chưa có nhiều triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, dần theo thời gian khi cơn đau dần nghiêm trọng hơn sẽ làm giảm đi khả năng điều trị và phục hồi.

2. Tác động của thoái hóa đốt sống lưng đến sức khỏe

Chúng ta thường cho rằng, thoái hóa là bệnh lý đặc trưng ở người cao tuổi, những người hay làm việc nặng như: khuân vác. Dễ làm cong, vẹo hay chèn ép cột sống quá đà. Tuy nhiên, những năm gần đây thoái hóa đốt sống lưng đang có xu hướng trẻ hóa dần, đặc biệt đối với nhân viên văn phòng, ít vận động hay người bị béo phì.

Bệnh lý này đang được xếp vào nhóm bệnh mãn tính. Vì nó chính là hậu quả của quá trình thoái hóa xương khớp và đĩa đệm. Đây là những tình trạng không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn chỉ có thể cải thiện nhằm làm chậm quá trình tiến triển. Triệu chứng của bệnh sẽ tùy theo từng đợt, có thể tự biến mất hoặc lần sau nghiêm trọng hơn lần trước.

Những triệu chứng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày như:

– Đau cứng lưng vào buổi sáng khi mới dậy. Nhức, rát và khó chịu khi thay đổi thời tiết nhất là khi trở rét.

– Mỗi đợt diễn biến bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau âm ỉ, và tăng lên khi vận động.

– Khi bệnh đã trở nặng các cơn đau dần trở nên nghiêm trọng hơn, và xuất hiện cả khi đang nghỉ ngơi.

– Chân tay dần trở nên suy yếu và đau theo rễ dây thần kinh.

– Ống sống bị thu hẹp: cơn đau sẽ chạy dọc theo dây thần kinh tọa, và đau tăng lên khi vận động đi lại.

Bệnh lý khi dần trở nặng sẽ rất khó trong việc điều trị và cải thiện. Đã có không ít bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức thường xuyên gây bất tiện cho cuộc sống. Một vài biến chứng nguy hiểm có thể kể tới như:

– Bị đau phần dây thần kinh tọa.

– Cột sống thì biến dạng: cong, teo, gù làm mất thẩm mỹ.

– Teo cơ và chèn ép lên tủy sống.

– Mất khả năng đi lại vận động (tàn phế).

– Ảnh hưởng sang mắt: sợ ánh sáng, giảm thị lực, sưng viêm mắt thường xuyên.

Phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm giảm nhẹ các cơn đau và ngăn ngừa nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

3. Biện pháp nào giúp giảm các cơn đau do thoái hóa

Bên cạnh việc dựa trên những triệu chứng lâm sàng. Một số phương pháp cận lâm cũng có thể chuẩn đoán bệnh: chụp X- Quang; xét nghiệm máu toàn phần;…

Sau khi kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ khác nhau. Điều trị đạt hiệu quả tốt nhất là khi ở giai đoạn đầu phát hiện bệnh. Là khi mới có cảm giác đau hay cứng cột sống. Và dưới đây là thông tin những biện pháp điều trị nếu bạn chưa biết:

3.1. Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng – chăm sóc tại nhà

Người bệnh có thể  thông qua hỗ trợ từ xa để điều trị tại nhà bằng các cách như:

– Thực hiện thể dục nhẹ nhàng qua các môn: đi bộ, bơi lội, lên xà,…

– Cải thiện qua các tư thế: đứng, ngồi và đi lại nhẹ nhàng. Điều chỉnh từ các thói quen hay ngồi gù lưng, vẹo cột sống.

– Tăng cường massage, xoa bóp nhẹ nhàng khi đau mỏi.

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng bằng matxa

Xoa bóp, matxa giúp vùng bị thoái hóa giảm đau và được thư giãn

– Tập những bài trị liệu theo các hướng dẫn từ bác sĩ.

– Chườm nóng và lạnh: phương pháp tác dụng lên vùng cột sống bị đau. Khi chườm khí nóng được đưa vào vùng xương tổn thương xua tan hàn khí trong cơ thể. Chườm lạnh thì giúp giảm sưng đau tức thì. Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải tham khảo các ý kiến từ bác sĩ trước.

3.2. Điều trị bằng phương pháp thay thế

Với phương pháp này sẽ được sử dụng khi triệu chứng trở nặng và khó cải thiện khi điều trị ở nhà:

– Châm cứu: sử kim châm để tác động đến các huyệt vị trên cơ thể. Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm các dụng cụ như: cứu ngải, điện cực, đèn hồng ngoại,…

– Kích điện: sử dụng các thiết bị nhỏ tạo ra xung điện và tác động đến vùng bị tổn thương.

– Nắn chỉnh cột sống: áp dụng với các trường hợp bị cong vẹo. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh nhằm giảm các cơn đau và đưa cột sống về đúng vị trí.

3.3. Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc

Khi các cơn đau kéo dài không dứt, đòi hỏi một phương pháp khác đem lại hiệu quả hơn. Phương pháp giảm đau bằng thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn. Cụ thể:

– Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol: với bệnh nhân thoái hóa do viêm, sưng và ở mức độ đau trung bình.

– Trường hợp cơn đau nặng hơn: dùng thuốc chống viêm không steroid hay thuốc không kê đơn như: ibuprofen, naproxen natri.

– Khi cả hai loại trên đều không đem lại tác dụng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm corticoid quanh vùng cột sống. Tuy nhiên phương án này lại không có tác dụng lâu dài.

Riêng với phương pháp dùng thuốc này, người bệnh cần phải tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hay tăng giảm liều lượng mà không thông qua bác sĩ. Dùng thuốc có thể giảm đau nhanh tức thời chứ không có nghĩa sẽ chữa trị được triệt để.

Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị đòi hỏi tuân thủ tuyệt đối theo các hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia

Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật. Đây được xem là phương án cuối cùng được đưa ra khi tất cả các cách trên không có tác dụng. Tuy nhiên nó còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và cần được cân nhắc kĩ lương khi quyết định từ cả bác sĩ và bệnh nhân.

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh lý mãn tính và sẽ phát triển theo thời gian. Vì vậy, không nên chủ quan kể cả khi bệnh chưa có các triệu chứng nặng. Cần thay đổi từ lối sống, cách vận động và chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa sự phát triển nếu có của bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital