Nhận biết những dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoái hóa đốt sống lưng được đánh giá là một bệnh xương khớp mãn tính. Tình trạng này xuất hiện khi các khớp và phần đĩa đệm bị thoái hóa. Bệnh lý thường gây ra các cơn đau nhức dai dẳng và làm hạn chế vận động. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng và đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng cần thiết.

1. Tìm hiểu tổng quan bệnh lý

Thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng diễn ra ở nhiều phần khác nhau của cột sống, đặc biệt có thể nhắc tới như:

– Gai cột sống ngực: sẽ gây ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống.

Thoái hóa cột sống thắt lưng và ảnh hưởng đến phần lưng dưới.

– Các ngạnh của khớp bị nhô ra và gây ảnh hưởng cho cột sống.

Thoái hóa đốt sống lưng được đánh giá là một bệnh lý mãn tính

Thoái hóa đốt sống lưng được đánh giá là một bệnh lý mãn tính

Những ảnh hưởng mà thoái hóa đốt sống lưng gây ra cho các bệnh nhân là khác nhau. Nhìn chung thì nó sẽ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bệnh lý này đa phần là xuất hiện ở nhóm người cao tuổi. Theo như các số liệu thống kê thì có đến 85% người có độ tuổi ngoài 60 gặp phải bệnh lý này.

2. Nguyên nhân của tình trạng thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống lưng có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường được chia thành hai dạng như sau:

2.1. Nguyên phát

Đây chính là nguyên nhân hình thành từ các yếu tố tự nhiên, chủ yếu là tuổi tác của người bệnh. Người càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa ở xương khớp càng lớn và làm cho cấu trúc của cột sống bị suy giảm. Khi đó đĩa đệm dần bị mất nước và bao xơ mỏng đi dễ rách trong một vài trường hợp.

2.2. Do thứ phát

Ở nguyên nhân này, có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó điển hình có thể nhắc tới như:

– Ngồi làm việc và giữ nguyên trong một tư thế quá lâu. Thường gặp ở dân viên văn phòng, tài xế lái xe, thợ may,…

– Người mắc bệnh béo phì hoặc dư thừa cân.

– Người đã có các chấn thương sẵn từ trước đó và có liên quan tới cột sống lưng.

– Người hay phải tiếp xúc với những công việc khiêng, vác đồ vật nặng hàng ngày.

– Đối tượng lạm dụng rượu bia liên tục và các loại chất kích thích nguy hại cho sức khỏe.

– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không được khoa học và đúng giờ giấc. Thiếu nhiều loại dưỡng chất cần thiết phải bổ sung cho cơ thể, xương khớp.

– Luyện tập thể thao nhưng lại thực hiện không đúng tư thế, hay quá sức.

– Làm việc nặng khi tuổi còn nhỏ, xương khớp chưa đủ chắc khỏe.

thể thao quá mức, sai tư thế cũng sẽ dẫn đến các vấn đề là dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng

Luyện tập quá sức, sai tư thế cũng có thể gây thoái hóa cột sống.

Bên cạnh đó thì một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh lý này có thể do di truyền gây ra. Khi một hay nhiều người thân thiết trong gia đình mắc phải thì bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với bệnh lý.

3. Triệu chứng bệnh lý thường gặp

Đối với triệu chứng phát hiện thì thoái hóa đốt sống lưng khá đa dạng. Thường thì ở mỗi giai đoạn bệnh lý sẽ xuất hiện các biểu hiện riêng biệt.

3.1. Dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng – giai đoạn đầu

Khi này, những biểu hiện sẽ xuất hiện chưa rõ nét và chủ yếu là các cơn đau nhẹ hoặc không đau. Vì lúc này sụn khớp mới chớm có dấu hiệu bị bào mòn. Ở giai đoạn mới khởi phát này, nhiều người hay bị nhầm tưởng các cơn đau chỉ là đau lưng bình thường và không quá quan tâm. Điều này làm cho bệnh ngày càng tiến triển nhanh và nặng hơn.

3.2. Giai đoạn hai

Ở giai đoạn này các cơn đau dần xuất hiện và gây đau âm ỉ. Đau nhiều hơn khi hoạt động, giảm đi khi được nghỉ ngơi. Dần dần khả năng vận động bị kém và hay xuất hiện các cơn ê buốt khó chịu nhất là vào lúc người bệnh khuân vác đồ nặng. Hoặc mỗi sáng thức dậy bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự khô và cứng các khớp, khớp sẽ phát ra tiếng lục khục khi di chuyển, đi lại.

3.3. Giai đoạn số ba

Thời gian đau nhức ở giai đoạn này dần kéo dài hơn so với trước. Thoái hóa đốt sống lưng khi này chèn ép dây thần kinh khiến cơn đau xuống cả chân, mông và cả hai bàn chân. Từ đó dần hình thành nên các vấn đề như: gai xương đâm, rễ thần kinh làm cho các cơn đau xuất hiện khó chịu hơn trước rất nhiều. Khi đến giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, dễ phát sinh các cảm xúc tiêu cực như dễ cáu gắt, nổi nóng,…

3.4. Dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng – giai đoạn nặng

Có thể nói rằng đây là giai đoạn mãn tính. Những dấu hiệu và tổn thương khi này không thể chữa trị bằng các giải pháp thông thường như trước nữa. Đó là khi dây thần kinh đã bị chèn ép làm cơ teo dần đi, trục xương cũng bị vẹo.

dấu hiệu của thoái hóa đốt sống lưng - vẹo đốt sống

Vẹo đốt sống, gù lưng xuất hiện khi bệnh đã trở nặng

Những dấu hiệu thoái hóa đốt sống lưng sẽ tăng dần theo các giai đoạn kể trên. Việc có thể nhận biết sớm bệnh sẽ góp phần ngăn chặn được phần nào các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.

4. Biến chứng do thoái hóa đốt sống lưng gây ra

Những biến chứng và mức độ nguy hiểm của thoái hóa đốt sống lưng là vấn đề được rất nhiều người vô cùng quan tâm. Mức độ nguy hại của bệnh đa phần phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ đã chỉ ra một số biến chứng mà bạn có thể biết đến như:

– Hạn chế trong đi lại và cả vận động hàng ngày. Vì các gai xương sẽ xuất hiện làm cho người bệnh khi vận động thường cảm thấy khó khăn nhất là vận mình và cúi người. Tình trạng cứ diễn biến kéo dài có thể làm mất khả năng lao động.

Rối loạn tiền đình: vì bệnh lý ảnh hưởng đến cả quá trình tuần hoàn máu, mạch máu bị chèn ép gây ra đau đầu và cả rối loạn tâm lý.

– Hình thành nên thoát vị đĩa đệm nhanh chóng. Đĩa đệm là phần nằm giữa không gian đốt sống nên phải chịu rất nhiều áp lực. Điều này làm cho tổ chức bao xơ bên ngoài có hiện tượng nứt, chất nhầy bị thoát ra ngoài.

– Cột sống biến dạng: các áp lực khiến cho cấu trúc lưng bị thay đổi và sẽ có xu hướng gù về trước hay cong vẹo.

– Tàn phế hoặc bại liệt: Có thể nói rằng, đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Khi không thể đi lại bình thường sẽ khiến cuộc sống của mọi người gặp rất nhiều nguy hiểm.

Mặc dù bệnh lý không tác động trực tiếp đến tính mạng nhưng có nguy cơ gây tàn phế suốt đời. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi có biểu hiện đau lưng âm ỉ không rõ nguyên nhân. Nên đến cơ sở y tế để có sự can thiệp sớm, hạn chế các tổn thương nguy hiểm xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital