Biếng ăn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ. Thế nhưng, không ít phụ huynh “bất lực” trong tìm cách “điều trị” tình trạng này ở trẻ. Trẻ biếng ăn làm thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít cha mẹ.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn làm thế nào? Trước khi tìm hiểu về các biện pháp giúp con khắc phục biếng ăn, việc đầu tiên cần làm chính là tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị biếng ăn.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ trở nên lười ăn hơn:
1.1. Lười ăn sinh lý
Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển rất nhanh. Chính vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ lúc này cũng rất cao. Không ngạc nhiên khi bạn nhận thấy sự lớn lên rõ rệt của con theo từng tuần, từng tháng. Thế nhưng từ sau 1 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ cũng chậm hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy mà lượng thức ăn hàng ngày của con có vẻ như bị ít đi.
Và nếu như một ngày bạn nhận ra con có vẻ như biếng ăn hơn thì đừng quá lo lắng bởi giai đoạn này được gọi là lười ăn sinh lý, lượng ăn có thể giảm đi song trẻ vẫn đảm bảo nhu cầu hàng ngày.
Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn kéo dài, hãy chú ý cho trẻ đi thăm khám tìm hiểu nguyên nhân
1.2. Biếng ăn do bệnh lý
Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường mệt mỏi, uể oải và bỏ ăn, bỏ bú. Đặc biệt với các bệnh lý tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, táo bón, giun sán, trào ngược,… và các bệnh lý liên quan đến hô hấp như đau họng, viêm amidan, …
1.3. Biếng ăn do tâm lý
Biếng ăn do tâm lý là một trong những dạng biếng ăn điển hình ở nhiều trẻ nhỏ. Trong đó, một số dạng biếng ăn do tâm lý phổ biến thường thấy là:
-Trẻ quá mải chơi thay vì tập trung cho ăn uống.
-Trẻ sợ hãi do thay đổi môi trường như khi bắt đầu đi học hoặc phải rời xa mẹ trong một thời gian.
-Trẻ sợ hãi khi bị ép ăn, quát mắng và phạt khi không ăn.
1.4. Biếng ăn do chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn của người lớn và trẻ nhỏ luôn có sự khác biệt về thời gian và lượng. Vì vậy không nên ép trẻ theo chế độ ăn của người lớn hay xây dựng chế độ ăn cho trẻ theo suy nghĩ của người lớn mà cần theo nhu cầu và thể trạng của trẻ.
Bên cạnh đó, thói quen ăn vặt hàng ngày, ăn vặt nửa buổi cũng là nguyên nhân gây xáo trộn tiêu hóa khiến trẻ bỏ ăn khi đến bữa chính.
1.5. Biếng ăn do lười vận động
Trẻ càng vận động, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể càng cao. Trẻ lười vận động khiến năng lượng trong cơ thể không tiêu hao, từ đó gây ra phản ứng chán ăn của trẻ.
1.6. Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay, thiếu máu sắt là một trong những nhóm nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng biếng ăn và chậm lớn ở trẻ. Trẻ thiếu máu sắt thường có biểu hiện vàng da, bỏ ăn, chậm tăng cân và thường hay mệt mỏi, ít vận động. Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện để cho trẻ thăm khám và điều trị sớm.
2.Trẻ biếng ăn làm thế nào, một số mẹo dành cho cha mẹ
2.1. Khắc phục từ nguyên nhân
Như đã đề cập bên trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, vậy để giải quyết tình trạng này, trước hết cha mẹ hãy tìm hiểu lý do. Với trẻ đang mắc bệnh lý, cần đưa trẻ đi điều trị. Với trẻ biếng ăn do tâm lý, cần cải thiện tâm lý của trẻ. Trẻ thiếu máu sắt, cần đưa trẻ thăm khám và bổ sung lượng đầy đủ theo tư vấn bác sĩ,…. Thay vì mua nhiều thực phẩm chức năng cho trẻ, hãy tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứng biếng ăn một cách hiệu quả nhất.
2.2. Luôn đổi mới hương vị món ăn cho trẻ
Khẩu vị của trẻ có thể thay đổi một cách bất thường. Lý giải điều này là do trẻ luôn có xu hướng khám phá mùi vị. Do đó mà chúng ta cũng không quá ngạc nhiên khi hôm nay trẻ thích món này, nhưng ngày mai có thể không thích.
Nhiều cha mẹ không nắm được điều này và thường xuyên lặp lại cùng một kiểu hương vị rất dễ khiến trẻ bị nhàm chán và biếng ăn. Vậy trước hết hãy thử thay đổi cách nấu nướng, mùi vị và loại thức ăn để cải thiện tình trạng lười ăn của trẻ.
Ngoài ra, một mẹo nhỏ cho cha mẹ đó chính là hãy tạo nên các món ăn có màu sắc bắt mắt. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ để có xu hướng bị hấp dẫn bởi các món ăn nhiều màu sắc tươi sáng và được trang trí đẹp. Vì vậy đây cũng là một cách để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
2.3. Phân chia bữa ăn hợp lý hơn
Ở từng độ tuổi, trẻ có chế độ ăn khác nhau và khác người lớn cả về thời gian lẫn lượng ăn mỗi bữa. Trẻ nhanh đói hơn người lớn nên không ngạc nhiên khi giữa buổi thường thấy trẻ kêu đói và tìm đồ ăn.
Thay vì chỉ ăn trong ba bữa chính, hãy bổ sung các bữa phụ cho trẻ bằng thức ăn nhẹ như trái cây, sữa hay một chút đồ ngọt và vẫn đảm bảo nguyên tắc bữa phụ không kéo quá dài và luôn cách bữa chính khoảng 2h.
2.4. Giúp trẻ vận động nhiều hơn
Vận động là chìa khóa giúp giải phóng năng lượng và thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể của trẻ. Cha mẹ nên giúp trẻ vận động từ nhẹ nhàng đến những môn thể thao cần nhiều sức lực như bơi lội, đá bóng,… và lựa chọn những hoạt động phù hợp với độ tuổi, giới tính của trẻ.
2.5. Đừng gây tâm lý hoảng loạn ép trẻ ăn
Khi trẻ biếng ăn, người lớn thường rất cáu gắt, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cáu gắt sẽ khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn tâm lý. Một số trẻ sẽ chống đối bằng cách ăn giả vờ hoặc thậm chí tỏ thái độ chống đối.
Thay vì thế, hãy thử “bỏ đói” trẻ, không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn gì và đợi đến khi trẻ thực sự đói, hãy chuẩn bị món ăn mà trẻ thích nhất.
2.6. Đưa trẻ đi thăm khám dinh dưỡng định kỳ
Việc khám dinh dưỡng định kỳ giúp cha mẹ theo sát được quá trình phát triển của trẻ. Thông qua kết quả thăm khám dinh dưỡng, cha mẹ sẽ biết được con có đang phát triển bình thường hay không và có đang gặp phải vấn đề gì đặc biệt hay không.
Khám dinh dưỡng giúp cha mẹ nhận được những tư vấn chính xác từ các chuyên gia cho chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp nhất với trẻ.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ biếng ăn. Hi vọng với những thông tin, mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp ba mẹ biết được trẻ biếng ăn làm thế nào để bé thích thú với bữa ăn hơn và phát triển thể chất và tinh thần một cách tốt nhất.