Giải đáp chi tiết: Tại sao trẻ biếng ăn?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Biếng ăn là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ. Trẻ biếng ăn kéo dài thường chậm phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Để đảm bảo tương lai cho trẻ, cải thiện sớm vấn đề này là rất cần thiết. Muốn cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả, bố mẹ không thể không biết nguyên nhân khiến nó phát sinh. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin giải đáp chi tiết thắc mắc tại sao trẻ biếng ăn và làm sao để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

1. Khi nào trẻ được xác định là biếng ăn?

Biểu hiện cho thấy trẻ biếng ăn có thể thay đổi tùy từng trường hợp, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất phụ huynh có thể sử dụng để nhận biết tình trạng này:

– Trẻ lo lắng, căng thẳng khi đến bữa ăn.

– Trẻ cố gắng trì hoãn bữa ăn.

– Trẻ chỉ muốn ăn một số món nhất định và từ chối ăn những món còn lại.

– Trẻ nhanh chóng chán ăn, thậm chí là với cả những món yêu thích trước đây.

– Trẻ ăn chậm.

Biểu hiện cho thấy trẻ biếng ăn có thể thay đổi tùy từng trường hợp, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất phụ huynh có thể sử dụng để nhận biết tình trạng này.

Trẻ lo lắng, căng thẳng khi đến bữa ăn.

2. Biếng ăn kéo dài tai hại như thế nào?

Tình trạng biếng ăn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề có thể xuất hiện khi trẻ không ăn uống đầy đủ kéo dài:

– Thiếu năng lượng toàn diện

– Suy dinh dưỡng: Thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

– Nhiễm trùng: Trẻ biếng ăn dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng do miễn dịch yếu.

– Suy giảm năng lực học tập: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Bởi thế, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến khả năng tập trung và tư duy của trẻ, khiến trẻ học tập khó khăn.

– Các vấn đề tâm lý: Trẻ biếng ăn có thể phát triển những vấn đề tâm lý đáng lo ngại như thường xuyên lo lắng, căng thẳng…

3. Giải đáp chi tiết: Tại sao trẻ biếng ăn?

Để hạn chế tác hại của tình trạng biếng ăn, bố mẹ cần xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Vậy, tại sao trẻ biếng ăn? Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn rất đa dạng và phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

3.1. Nguyên nhân bệnh lý

Mọi vấn đề sức khỏe, như viêm tai giữa cấp, viêm mũi họng cấp, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, rối loạn tiêu hóa, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, sởi, cúm, sốt phát ban… đều có thể làm giảm cảm giác muốn ăn uống của trẻ.

3.2. Nguyên nhân tâm lý

– Trẻ muốn tự lập và ăn uống là một trong những lĩnh vực trẻ cho rằng trẻ có thể thể hiện điều đó.

– Không khí gia đình căng thẳng hoặc bố mẹ tạo áp lực ăn uống.

– Trẻ mới trải qua một hoặc nhiều sự thay đổi lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, chuyển trường, hay thậm chí là gia đình xuất hiện em bé mới.

– Trẻ gặp vấn đề học tập hoặc vấn đề kết bạn ở trường, lớp…

3.3. Nguyên nhân đến từ chính thức ăn

Trẻ không thích mùi vị, hình dạng hoặc cảm giác của một số món…

Giải đáp chi tiết: Tại sao trẻ biếng ăn?

Trẻ không thích mùi vị, hình dạng hoặc cảm giác của một số món…

4. Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ ra sao?

Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ nên thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hỗ trợ chuyên sâu. Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi sự tiếp cận toàn diện và kiên nhẫn từ phía phụ huynh. Dưới đây là một số gợi ý để giúp cải thiện tình trạng này:

– Tạo môi trường ăn uống tích cực: Hạn chế tạo áp lực, giữ cho bữa ăn trở thành những trải nghiệm vui vẻ. Không áp đặt, cũng không trừng phạt trẻ về những vấn đề liên quan đến ăn uống.

– Thực hiện thời gian biểu ăn uống: Xây dựng một thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn trong ngày. Hạn chế ăn giữa các bữa, mỗi bữa chuẩn bị khẩu phần chính đầy đủ.

– Đa dạng hóa thực đơn: Thử nghiệm các món mới và để trẻ tiếp cận chúng một cách từ từ.

– Khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình nấu nướng: Cho trẻ tham gia vào quá trình nấu nướng , từ lựa chọn đến chuẩn bị nguyên liệu. Việc này có thể khiến trẻ chấp nhận thức ăn dễ dàng hơn, do trẻ cảm thấy những món đó liên quan đến bản thân.

– Chú ý đến lượng thức ăn: Tránh ép buộc trẻ ăn quá nhiều. Hãy để trẻ tự quyết định lượng thức ăn phù hợp với trẻ.

– Tạo trải nghiệm tích cực liên quan đến bữa ăn: Kết hợp bữa ăn với những hoạt động tích cực như chơi trò chơi, kể chuyện, nghe nhạc. Tạo ra không gian vui vẻ và thú vị để trẻ có thể tận hưởng bữa ăn.

– Kiên nhẫn và không ép buộc: Dành thời gian để hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và thảo luận với trẻ một cách nhẹ nhàng.

– Theo dõi sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nào đang làm trẻ mệt mỏi.

Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ nên thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hỗ trợ chuyên sâu. Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ đòi hỏi sự tiếp cận toàn diện và kiên nhẫn từ phía phụ huynh.

Nghi ngờ trẻ biếng ăn do bệnh lý, bố mẹ phải cho trẻ thăm khám với chuyên gia.

Tóm lại trẻ biếng ăn có thể là do trẻ đang mắc một số bệnh lý khiến cơ thể mệt mỏi (các bệnh lý viêm đường hô hấp trên – dưới, các bệnh lý tiêu hóa…) hoặc do trẻ đang căng thẳng về một vấn đề nào đó (như lo lắng về không khí gia đình, kỳ vọng của bố mẹ, việc học tập, kết bạn ở trường lớp). Bản thân thức ăn cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Đó là những thức ăn có mùi vị, hình dáng, màu sắc… trẻ không yêu thích. Để nhanh chóng giải phóng trẻ khỏi nỗi ám ảnh ăn uống, bố mẹ nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia tâm lý. Tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng biếng ăn sẽ có cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý, bố mẹ cần điều trị dứt điểm các bệnh lý trẻ có. Nếu trẻ biếng ăn do tâm lý, bố mẹ nên tạo môi trường ăn uống thoải mái cho trẻ. Còn nếu trẻ biếng ăn do thức ăn, bố mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên.

Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi tại sao trẻ biếng ăn. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ một cách hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital