Trẻ bị táo bón thường xuyên là tình trạng thường ở trẻ khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bệnh táo bón tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan không điều trị tích cực, để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng gây ra bệnh táo bón để từ đó có cách xử lý đúng cách, an toàn.
Menu xem nhanh:
1. Trẻ bị táo bón thường xuyên có dấu hiệu nhận biết nào?
Táo bón ở trẻ là bệnh lý có thể dễ dàng nhận biết với nhiều dấu hiệu, triệu chứng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu đặc trưng sau đây để phân biệt táo bón với những bệnh lý khác:
– Trẻ đang bú bình nhưng không đi vệ sinh trong khoảng 3 ngày.
– Với trẻ đang bú mẹ và không đi vệ sinh trong khoảng 1 tuần.
– Đối với bé sơ sinh khi quan sát sẽ thấy bé rên nhẹ và mặt ửng đỏ khi đi ngoài.
– Phân bé khi thải ra bị khô cứng và vón thành cục với kích thước lớn hơn so với bình thường. Một vài bé sẽ tỏ vẻ sợ hãi khi được bố mẹ cho đi ngoài.
– Bé thường tỏ ra khó chịu, căng thẳng quấy khóc, mệt mỏi khi đi vệ sinh.
– Có nhiều cha mẹ vẫn lầm tưởng rằng trẻ bị táo báo thường xuyên sẽ tự hết khoảng từ một vài ngày đến 1 tuần. Thế nhưng, bố mẹ lưu ý rằng tình trạng táo bón ở bé em được phân biệt thành 2 loại đó là:
1.1 Trẻ bị táo bón chức năng
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của trẻ gây ra.
1.2 Trẻ bị táo bón do bệnh lý
Lúc này, tình trạng táo bón ở trẻ có thể là những triệu chứng do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tuyến giáp, hệ thần kinh hoặc những vấn đề quanh hậu môn gây ra… Tuy những nguyên nhân này chiếm tỉ lệ thấp nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan.
Tình trạng táo bón kéo dài nếu không được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe như: trẻ có thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng, tâm lý bất ổn,…
2. Trẻ bị táo bón liên tục, nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, có nhiều cha mẹ thường chỉ nghĩ rằng trẻ bị táo bón là có thể là do trẻ ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống không đủ nước mỗi ngày. Thế nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị táo bón liên tục:
– Cơ thể trẻ không thể hấp thụ được loại sữa đang uống và phản ứng mạnh mẽ.
– Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu đời. Bởi trong thành phần của sữa mẹ có chứa hormone motilin, hormone này có vai trò hỗ trợ cho hoạt động ruột của bé, do đó nếu không được bổ sung hormone này sẽ khiến bé bị táo bón.
– Trẻ không được cung cấp đủ lượng nước và chất xơ cần thiết mỗi ngày. Bởi chất xơ có nhiệm vụ giữ nước tại ruột già và hỗ trợ thức ăn tiêu hóa nhanh chóng.
– Bé có thói quen xấu là lười và nhịn đi vệ sinh. Việc trẻ nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài khiến phân thải ra khô cứng khiến bé bị đau rát khi đi ngoài, từ đó tạo tâm lý sợ hãi, áp lực khi đi vệ sinh và là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
– Trẻ bị táo bón do lạm dụng thuốc, việc cha mẹ cho trẻ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau với hàm lượng cao lâu dài cũng khiến cho trẻ bị táo bón.
– Trẻ chuyển đột ngột từ sữa mẹ, sữa công thức sang ăn dặm khiến cho cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi.
– Bên cạnh đó, việc trẻ bị mắc các bệnh lý như: tắc nghẽn ruột, phình đại tràng bẩm sinh, bị suy giáp,… cũng khiến cho trẻ bị táo bón.
3. Trẻ bị táo bón liên tục, cha mẹ cần xử lý như thế nào?
3.1 Trẻ bị táo bón thường xuyên cần chế độ dinh dưỡng khoa học
– Cha mẹ cần cân đối lại thực đơn của bé, bổ sung thêm chất xơ, dầu ăn,… vào chế độ dinh dưỡng.
– Hạn chế cho trẻ dùng đồ ngọt và uống nước ngọt hoặc thực phẩm giàu chất béo.
– Lưu ý cần cho bé ăn vừa đủ lượng tinh bột thay vào đó có thể thay thế bằng hạt ngũ cốc, yến mạch.…
– Bổ sung thêm cho bé uống các loại sinh tố hoa quả, rau xanh nhằm giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin cần thiết.
– Có thể cho bé sử dụng thuốc làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột. Tuy nhiên liều lượng và cách sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
– Lưu ý bố mẹ không được tự ý cho con dùng thuốc mà chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu tình trạng táo bón kéo dài, cách tốt nhất là nên đưa bé đi bệnh viện để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
3.2 Chăm sóc tinh thần và thay đổi hành vi của trẻ
– Cha mẹ cần theo dõi và hướng dẫn cho trẻ tư thế đi vệ sinh đúng cách và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh mỗi ngày nếu trẻ lười đi vệ sinh.
– Khi trẻ đi vệ sinh cần điều chỉnh sao cho đầu gối phải cao hơn hông và tốt nhất là nên cho bé ngồi xổm.
– Trẻ thường có cảm giác xấu hổ, ngại ngùng khi bị táo bón. Do đó, cha mẹ nên ở bên để động viên và giải thích cho bé hiểu, giúp bé giải tỏa tâm lý ngại ngùng.
– Rèn luyện chó bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.
– Đồng thời nên đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, vận động nhẹ nhàng, không nên cho bé ngồi lâu trong nhà quá lâu.
Trẻ bị táo bón thường xuyên là vấn đề thường gặp của nhiều bố mẹ. Do đó, việc trang bị kiến thức về bệnh, cách xử lý, phòng bệnh như thế nào cho hiệu quả là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ trẻ bi táo bón hoặc nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như: đau quanh hậu môn khi đi đại tiện, nứt hậu môn, mệt mỏi, sút cân, bỏ ăn, đi ngoài ra máu… thì cha mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để lâu gây hại cho sức khỏe của bé.