Trẻ bị táo bón, mẹ nên làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó chịu và ảnh hưởng tới các chức năng tiêu hóa khác cũng như sự phát triển của trẻ và sự phiền phức của cha mẹ trong quá trình chăm sóc con. Vậy trẻ bị táo bón, mẹ cần làm gì?

1. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Nhiều bé bị táo bón vì nín nhịn, không chịu đi, chỉ vì một số lý do có khi khá bất ngờ:

– Bé trì hoãn đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hoặc có khi vì bé mải chơi và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh.

Trẻ nhỏ dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân

Trẻ nhỏ dễ bị táo bón do nhiều nguyên nhân

– Khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.

Nếu cha mẹ bỏ quên thì bé sẽ dễ dàng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón. Nín nhịn đi tiêu khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn và khô cứng, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn, chảy máu. Vì thế bé lại càng sợ đi tiêu và quyết định nín nhịn nhiều hơn khi có nhu cầu.

2. Trẻ bị táo bón, mẹ cần làm gì?

2.1. Tăng cường thực phẩm nhuận tràng

Việc ăn uống góp một phần quan trọng trong việc điều trị táo bón ở trẻ. cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, tăng cường chất xơ, củ quả trong các bữa ăn để giúp bé thoát khỏi tình trạng đi ngoài khó khăn. Một số nhóm thực phẩm nhuận tràng, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé:

Trẻ bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ và hoa quả cho thực đơn hàng ngày của trẻ

Trẻ bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ và hoa quả cho thực đơn hàng ngày của trẻ

+ Rau củ: Súp lơ xanh, rau dền đỏ, rau mồng tơi, bắp cải, cải thảo, giá đỗ, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bí ngô, củ cải…

+ Trái cây: Táo, xoài, nho, mận, quả mâm xôi…

+ Các loại hạt: Hạt lanh, hạt dẻ, hạt điều, hạt đậu, hạnh nhân…

2.2. Mát-xa bụng hàng ngày cho bé

Mát-xa bụng mang lại rất nhiều lợi ích cho bé yêu: ngoài việc giúp cơ thể của bé được cứng cáp, tinh thần thoải mái, còn có tác dụng lớn trong việc chống táo bón, kích thích tuần hoàn và tiêu hóa của bé.

+ Cho bé nằm sấp khiến bụng bé đỡ bị trướng và kích thích bé đi tiêu được tốt hơn. Dùng hai tay từ từ nhẹ nhàng vuốt dọc từ đầu bé tới lưng bé. Làm đi làm lại động tác này 20 lần.

+ Đặt bé nằm ngửa trên mặt đệm phẳng cứng. Bố mẹ mát-xa bụng con bằng cách xoa nhẹ nhàng từ phải qua trái, cách này giúp bé giảm đau bụng và phòng tránh đầy hơi, tăng nhu động ruột…

+ Tay xoa nhẹ nhàng quanh vùng rốn bé. Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại.

2.3. Cho trẻ uống lượng nước đủ mỗi ngày, để thanh lọc cơ thể

Trẻ cần bổ sung 1 lượng nước vừa đủ với lứa tuổi của mình

Trẻ cần bổ sung 1 lượng nước vừa đủ với lứa tuổi của mình

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn đang bú mẹ có thể không cần uống quá nhiều nước, chỉ cần từ 100-200ml nước mỗi ngày nếu thấy các triệu chứng táo bón.
Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì có thể cho uống 200-300 ml nước mỗi ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi nên cung cấp đủ một lượng 1000ml nước vào cơ thể.
Trong khi trẻ lớn hơn 10 tuổi cần nạp đủ một lượng nước từ 1,500 – 2,000 ml nước.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital