Tránh nguy cơ đột quỵ bằng cách thực hiện 5 biện pháp sau

Tham vấn bác sĩ

Việc nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ (tai biến mạch máu não), sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh nguy cơ đột quỵ, ngăn chặn tai biến mạch máu não xảy ra. Cùng tìm hiểu 5 biện pháp phòng tránh nguy cơ đột quỵ được nhiều chuyên gia khuyến cáo hiện nay.

1. Tầm soát nguy cơ đột quỵ

1.1 Kiểm soát chỉ số huyết áp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Tăng huyết áp là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn tới đột quỵ. Người bị tăng huyết áp (huyết áp cao) dễ khiến các động mạch trên toàn cơ thể bị vỡ hoặc dễ bị tắc nghẽn hơn. Khi động mạch não bị tổn thương làm gia tăng nguy cơ đột quỵ (xuất huyết não hoặc nhồi máu não).

Theo thống kê, có khoảng 64% bệnh nhân tăng huyết áp bị đột quỵ não. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp thường có nhịp tim nhanh, do đó việc kiểm soát tốt chỉ số huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, cùng nhiều bệnh lý khác.

Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Người bị huyết áp cao cần tuần thủ điều trị và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp ổn định để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

1.2 Điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao, điều này dễ làm cứng các mạch máu do sự tích tụ chất béo và các cục máu đông trong thành mạch. Các mảng bám trong thành mạch tích tụ ngày càng nhiều gây xơ vữa mạch máu. Sự hình thành cục máu đông làm thu hẹp các mạch máu, đặc biệt là khi cục máu đông đi đến đúng phần mạch máu bị xơ vữa có thể gây bít (tắc) nguồn máu cung cấp cho cơ quan chính như não và dẫn tới đột quỵ.

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác về mắt, mạch máu, tim, thận,… nếu không được điều trị và kiểm soát hiệu quả người bệnh thậm chí có thể rơi vào hôn mê hạ đường huyết và tử vong.

1.3 Điều trị và kiểm soát tình trạng rối loạn nhịp tim giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh rung nhĩ chính là nguyên nhân hàng đầu hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Ngoài ra, người gặp các vấn đề bệnh lý tim mạch như suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành,… sẽ có nguy cơ đột tử và đột quỵ cao hơn người bình thường.

Do đó, cần phát hiện sớm, điều trị và kiểm soát tốt bệnh tim mạch để giúp giảm nguy cơ đột tử và đột quỵ xảy ra.

1.4 Cải thiện cholesterol máu

Cholesterol máu (mỡ máu cao) là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa trong thành mạch máu. Khi cholesterol cao và kéo dài sẽ gây tích tụ các mảng bám trong thành mạch lâu ngày khiến thành bị xơ cứng, tắc nghẽn, cản trở máu lưu thông lên nuôi các tế bào não và dẫn tới đột quỵ não.

Người dư cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật,… sẽ có nguy cơ bị mỡ máu cao hơn những người có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Để cải thiện chỉ số cholesterol máu cao, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ nội khoa để được tư vấn sử dụng thuốc và tư vấn chế độ ăn, uống, tập luyện, nghỉ ngơi cho hợp lý. Một số người không đi thăm khám với bác sĩ mà uống các loại thuốc nam, thuốc bắc, tuy nhiên cần cân nhắc thật kỹ về thành phần, nguồn gốc và tác dụng của những loại thuốc này để tránh tình trạng tiền mất, tật mang (bệnh vẫn không thuyên giảm mà có thể biến chứng nặng hơn).

Cải thiện cholesterol tránh nguy cơ đột quỵ

Cholesterol máu là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch dẫn tới sự hình thành cục máu đông gây đột quỵ não.

2. Hạn chế uống nhiều rượu, bia

Rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn gây hại cho rất nhiều cơ quan khác, đặc biệt là hệ thần kinh. Rượu, bia là chất kích thích, khiến hệ thần kinh hưng phấn, nếu dùng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc.

Nếu bạn sử dụng nhiều rượu, bia dễ gây tình trạng ngộ độc cấp tính. Bởi lượng cồn trong rượu, bia sẽ ngấm trực tiếp vào máu, đi tới mọi ngóc ngách của cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều rượu, bia đặc biệt là người đang có tiền sử bệnh lý cao huyết áp sẽ đẩy huyết áp tăng cao. Rượu bia có thể ngấm vào máu làm giảm thể tích tuần hoàn gây loãng máu. Khi máu loãng và tăng huyết áp cùng kết hợp dễ khiến các vi mạch trên não bị vỡ, dẫn tới xuất huyết não (đột quỵ chảy máu não).

Ngoài ra, người uống nhiều bia rượu dễ bị thiếu máu lên não do mạch máu dễ bị tổn thương bởi các mảng xơ vữa, sự hình thành các cục máu đông gây cản trở dòng máu lưu thông lên não.

3. Vận động thường xuyên giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên vận động sẽ giúp tăng chuyển hóa glucose, lipid trong cơ thể, tuần hoàn máu tới não và các cơ quan trong cơ thể tốt hơn, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể thư giãn giảm bớt stress, đồng thời làm giảm tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể, chính những điều này làm ổn định nhịp tim, huyết áp và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập vừa sức. Với những người mắc các bệnh lý mạn tính, tuổi cao cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi tập một môn thể thao nào đó. Ví dụ, những người lớn tuổi bị huyết áp cao, bệnh tim thì không nên tập các môn thể dục thể thao yêu cầu sức mạnh nhiều như tập tạ, tập gym vì dễ gây đột quỵ trong khi tập.

Vận động thường xuyên giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Chạy bộ giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố, giảm căng thẳng stress, điều hòa nhịp tim, cải thiện huyết áp,… rất tốt cho việc ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

4. Chế độ ăn khoa học và lành mạnh

Dân gian có câu “bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”, điều này có nghĩa rằng việc ăn, uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn.

Nếu bạn thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn đủ các nhóm chất mà chỉ tập trung ăn thịt, chuyên ăn mặn,… thì rất dễ mắc các bệnh lý như béo phì, mỡ máu, cao huyết áp, thiếu máu não, thiếu máu thiếu sắt, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,… làm tăng nguy cơ đột tử, đột quỵ.

Ăn uống khoa học là ăn đủ các nhóm chất cần thiết, ở một mức độ vừa phải. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn duy trì vóc dáng ổn định.

5. Tránh căng thẳng, stress giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Stress, lo âu căng thẳng gây ức chế hệ thần kinh, dễ làm tăng huyết áp, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, thiếu máu não, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch não dẫn tới đột quỵ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital