Bệnh đau dạ dày có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng song không phải ai cũng chủ động trong việc phòng và cải thiện bệnh hiệu quả. Một chế độ ăn khoa học lành mạnh tưởng chừng đơn giản nhưng chính là lựa chọn cần thiết đối với người bệnh đau dạ dày.
Menu xem nhanh:
1. Mối liên hệ giữa chế độ ăn khoa học với bệnh đau dạ dày
Chế độ ăn có tác động trực tiếp tới tình trạng đau dạ dày mà người bệnh gặp phải. Cụ thể, khi người bệnh lựa chọn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa sẽ cải thiện tốt các triệu chứng bệnh dạ dày cũng như giảm đau hiệu quả. Ngược lại, khi ăn uống không điều độ, đồ ăn khó tiêu hóa sẽ tăng áp lực lên dạ dày và khiến cơn đau ngày một thêm nghiêm trọng.
Chưa hết, chế độ ăn uống còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh đau dạ dày. Ăn uống không đảm bảo hợp vệ sinh là đường lây nhiễm cao của vi khuẩn HP. Nhiễm khuẩn HP dương tính là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau ở dạ dày.
2. Thực phẩm nào có lợi với người bệnh dạ dày?
2.1. Gừng, nghệ, mật ong hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
Đây là những bài thuốc dân gian đặc hiệu tốt cho người bệnh dạ dày. Trong gừng, nghệ và mật ong chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau hiệu quả, kháng viêm tốt, trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ làm lành vết loét. Người bệnh nên kết hợp các thực phẩm trên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.2. Táo
Táo chứa nguồn pectin phong phú – một loại chất xơ hòa tan thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Trong thực đơn của người đau dạ dày nên duy trì thói quen ăn đều đặn 1 – 2 quả táo mỗi ngày.
2.3. Chuối
Chuối là loại trái cây phổ biến có đặc tính dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều chất điện giải giúp ổn định tốt hoạt động tiêu hóa. Chuối chín chứa nhiều kali có tác dụng giảm buồn nôn, ổn định cơ thắt. Chuối xanh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy và chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
2.4. Sữa chua cải thiện tiêu hóa
Sữa chua cung cấp rất nhiều lợi khuẩn sống giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì thế, hãy bổ sung 1 – 2 hộp sữa chua vào thực đơn mỗi ngày sẽ rất tốt với người bệnh dạ dày.
2.5. Cơm trắng, bánh mì
Các thực phẩm cung cấp tinh bột như cơm trắng, bánh mì có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm dịu kích ứng đồng thời tăng hấp thụ phần axit dư thừa trong dạ dày và những chất độc hại tích tụ trong dạ dày. Lưu ý hãy ăn cơm trắng đủ mềm không ăn khô, bánh mì nên ăn bánh mì không hạn chế ăn cùng bơ, mứt, phô mai các loại.
2.6. Đu đủ là thực phẩm tiếp theo người bệnh đau dạ dày nên ăn
Đu đủ cung cấp lượng lớn papain – một loại enzyme hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón, giảm cơn đau ở dạ dày.
2.7. Đậu bắp
Đậu bắp được mệnh danh là “nhân sâm” dành cho hệ tiêu hóa trong quá trình việc hỗ trợ chữa bệnh và chăm sóc người bị đau dạ dày. Trong đậu bắp có chứa nhiều vitamin, carotene và nhiều loại dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do cơn đau ở dạ dày gây ra.
Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp có công dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, hỗ trợ quá trình chăm sóc và giảm thiểu nguy cơ hình thành tổn thương.
3. Thực phẩm người bệnh dạ dày nên kiêng
– Không nên uống các loại nước có gas hay là cà phê, không uống sữa tươi trong thời gian điều trị bệnh dạ dày thay vào đó nên chọn nước lọc hoặc các loại trà thảo dược.
– Kiêng ăn các loại gia vị cay nóng (chẩm chéo, tiêu, tương ớt, tỏi,..), không ăn đồ ăn cay.
– Không uống bia rượu
– Không hút thuốc lá.
– Không ăn các loại thức ăn có tính chua, tính axit.
– Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, thức ăn khó tiêu và có chứa nhiều muối như chả lụa, xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt xông khói, thịt nguội,…
– Hạn chế các sản phẩm/chế phẩm từ sữa, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật.
4. Những điều cần lưu ý thêm về chế độ sinh hoạt
– Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, không được bỏ bữa;
– Nên chia nhỏ bữa ăn trong một ngày, thay vì 3 bữa có thể ăn 5-6 bữa.
– Không nên để bụng đói cồn cào kéo dài hoặc ăn quá no trong một bữa;
– Ăn chậm, nhai kỹ, và khi ăn cần tập trung;
– Dành ra khoảng 30-60 phút sau ăn xong để nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh ngay sau ăn hay bắt tay vào công việc. Một lưu ý khác nữa là không đi tắm gội ngay sau khi ăn xong;
– Thậm trọng khi cần thiết phải sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh,… Tốt nhất nên tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị;
– Không thức khuya, ngủ đủ giấc, không dậy quá muộn (để tránh việc bỏ qua bữa sáng);
– Giữ tinh thần tích cực, lạc quan, thoải mái, tránh mệt mỏi và stress quá độ;
– Vận động điều độ, tập thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kích thích các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
– Thăm khám chuyên khoa tiêu hóa khi bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã tuân thủ tốt về chế độ ăn uống khoa học.
Bệnh đau dạ dày sẽ được xử lý tốt nhất ở giai đoạn đầu của bệnh. Mỗi người hãy chủ động phòng bệnh đúng cách, thực hiện chế độ ăn khoa học và thăm khám khi cần.