Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm, tổn thương các khớp cùng châụ, cột sống, khớp ở chi… Ước tính có khoảng 1 – 1,4% dân số mắc bệnh này. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với phụ nữ.

1. Viêm cột sống dính khớp là gì?

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm liên quan đến rối loạn hệ thống mạn tính, đặc trưng bởi sự tổn thương các khớp giữa các đốt của cột sống lưng, giữa cột sống và xương chậu của bệnh nhân hay ở khớp phần chi như khớp cổ tay, cổ chân, khớp ngón tay… và thậm chí cả điểm bám gân, khiến các đốt sống dính vào nhau.

Bệnh được chia thành các dạng:

– Thể trục: Các thương tổn ở dạng này chủ yếu là liên quan đến phần trục, chẩn đoán hình ảnh cho thấy các dấu hiệu điển hình của viêm khớp cùng chậu hai bên.

– Thể không có tổn thương X-quang: Đặc điểm lâm sàng tương tự như dạng thể trục. Tuy nhiên không có dấu hiệu điển hình của viêm khớp cùng chậu trên phim chụp X-quang.

– Thể ngoại vi: Dạng viêm có tổn thương chủ yếu khớp ngoại vi.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh gì?

tình trạng tổn thương, hao mòn các sụng khớp có thể khiến các đốt sống dính vào với nhau.

2. Triệu chứng của bệnh

2.1 Đau lưng là triệu chứng điển hình của viêm cột sống dính khớp

Đau lưng thường là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh cột sống dính khớp. Tình trạng đau lưng do cột sống dính liền thường có các đặc điểm sau:

– Kéo dài ít nhất 3 tháng

– Có thể khởi phát từ rất sớm, thường trong độ tuổi 17 – 45

– Khi khởi phát thường chỉ âm ỉ và tăng dần theo thời gian

– Không thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi nhưng sẽ cải thiện khi vận động nhẹ

– Đau nặng nhất thường vào buổi tối và sáng sớm, thường kèm theo đau cứng khớp, gây khó chịu khiến bệnh nhân bị thức giấc lúc nửa đêm

– Cơn đau thường bắt đầu từ khớp giữa xương chậu và cột sống, sau đó có thể lan ra một phần hoặc tất cả các vùng ở cột sống

– Phần dưới xương sống của bệnh nhân kém linh hoạt, lâu dần, bệnh nhân có thể bị khòng lưng về phía trước

2.2 Đau nhức các bộ phận khác

Các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân cũng có thể bị sưng, đau nhức và tê cứng, bao gồm:

– Xương sườn và xương ức

– Sưng, đau ở các khớp vai, đầu gối và mắt cá chân

– Sưng ở mắt

Ngoài ra, người bệnh cũng thường cảm thấy mệt mỏi khi bị cột sống bị viêm dính khớp.

Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng thường nhẹ nên người bệnh thương không chú ý tới. Khi triệu chứng đã rõ thì đồng nghĩa với việc bệnh đã tiến triển từ vài tháng đến vài năm. Dấu hiệu sớm của bệnh có thể gồm đau cột sống thắt lưng và viêm các khớp phần chi dưới.

Biểu hiện cột sống dính khớp do viêm

Đau lưng là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh cột sống dính khớp.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cột sống dính khớp vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ một số yếu tố sẽ góp phần dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:

– Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp này ở nam giới cao gấp 2 – 3 lần nữ giới và các triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

– Tuổi tác: Khoảng 95% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trước 46 tuổi, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi 20 – 30. Khoảng15% người mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi.

– Bệnh nền: Tiền sử bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, vẩy nến đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm cột sống dính khớp.

Bên cạnh đó, bệnh lý trên còn có mối liên hệ với yếu tố di truyền. Cụ thể bệnh có liên quan tới kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27, các biến thể di truyền ở ERAP1, IL1A và IL23R…

Theo các chuyên gia khoảng 8% dân số thế giới có kháng nguyên HLA-B27. Loại kháng nguyên này được tìm thấy trong 80 – 90% bệnh nhân có cột sống viêm dính khớp, tuy nhiên, không phải ai có HLA-B27 cũng đều mắc bệnh. Những người này có gen trên chỉ có 2 – 10% nguy cơ bị bệnh viêm khớp này.

4. Các biến chứng

Nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị, kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến các đốt sống mà còn đến nhiều khớp ngoại vi, thậm chí cả cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Các biến chưng thường gặp của bệnh này gồm:

4.1 Dính khớp và đốt sống

Tình trạng viêm có thể thúc đẩy quá trình hình thành xương mới trong cơ thể. Sự hiện diện của những đoạn xương này có thể làm hẹp khoảng cách giữa các khớp hoặc đốt sống, làm cho chúng dính lại với nhau. Điều này khiến cột sống cứng lại và mất đi độ linh hoạt vốn có, khiến người bệnh luôn trong tư thế gập người.

Dung tích và chức năng của phổi sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng dính, cứng khớp, có thể xảy ra ở xương sườn, đốt sống.

4.2 Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là một dạng tổn thương phối hợp và thường gặp nhất ở những người mắc bệnh này với một số biểu hiện như: đau mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng,…

4.3 Nứt hay gãy xương

Tình trạng viêm có thể khiến dung tích và chức năng của phổi sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng mức độ nghiêm trọng của tư thế khom lưng.

Gãy xương sống có nguy cơ gây áp lực và làm tổn thương tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh, có thể khiến người bệnh tàn phế hoặc mắc hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome). Tình trạng này gây ngứa và tê yếu ở chân hoặc bàn chân, trong nhiều trường hợp có thể gây rối loạn chức năng ruột và bàn chân nếu không được điều trị kịp thời.

4.4 Các vấn đề tim mạch liên quan đến viêm cột sống dính khớp

Một số trường hợp, tình trạng viêm có thể ảnh hưởng tới các cơ quan tim mạch, đặc biệt là động mạch chủ, gây biến dạng van động mạch chủ ở tim, đồng thời làm suy giảm chức năng của cơ quan này.

Ngoài những vấn đề trên, người mắc bệnh này còn mất đần khả năng tự chăm sóc bản thân, giảm năng suất, chất lượng công việc. Từ đó giảm chất lượng cuộc sống hàng của bệnh nhân. Một số trường hợp tình trạng này còn khiến các mối quan hệ của người bệnh bị thu hẹp, khiến họ dễ trầm cảm.

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp

Khi đi khám chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khai thác các biểu hiện lâm sàng, tiến hành hỏi bệnh để nắm được các thông tin như thời gian đau, tình trạng, vị trí đau hay tiền sử gia đình. Từ đó, chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng chuyên khoa như:

– X-quang, MRI giúp thấy rõ được các hình ảnh tổn thương xương, mô mềm, thậm chí đánh giá được tổn thương theo từng năm

Xét nghiệm máu kiểm tra gen HLA – B27 là để xác định bệnh có liên quan gen hay không

Các phương pháp này giúp đánh giá mức độ tổn thương xương khớp, có ý nghĩa và giá trị cao trong việc điều trị cho người bệnh.

Chẩn đoán tình trạng viêm dính khớp ở cột sống

Chụp CT hoặc MRI giúp chẩn đoán tình trạng tổn thương cột sống.

6. Các biện pháp điều trị cột sống bị viêm và dính khớp

Việc phát hiện và điều trị tình trạng cột sống dính khớp rất quan trọng, bởi bệnh để lâu có thể diễn biến xấu, gây những hậu quả nghiêm trọng. Việc điều trị cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, gồm các biện pháp sau:

– Điều trị nội khoa: Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giảm tê cứng ở khớp. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đơn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

– Phục hồi chức năng và vật lý trị liệu: Phương pháp này giúp cải thiện tư thế đi lại của người bệnh, giúp ngăn chặn biến chứng thoái hóa và dính khớp.

– Phẫu thuật: Thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc người bệnh có những tổn thương nghiêm trọng.

Để biết Thu Cúc TCI áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị nào hoặc có nhu cầu thăm khám tại chuyên khoa xương khớp, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital