Tổng quan bệnh sỏi bàng quang và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Sỏi bàng quang là dạng sỏi tiết niệu khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Một số trường hợp bệnh có dấu hiệu rõ ràng, tùy nhiên đối với một số bệnh nhân không có dấu hiệu rõ rệt gây khó khăn trong việc phát hiện sỏi. Vậy làm sao để phát hiện sỏi. Bệnh sỏi bàng quang và cách điều trị ra sao?

1. Sỏi bàng quang là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh sỏi bàng quang và cách điều trị bạn cần hiểu rõ hơn về sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ của khoáng chất. Bệnh sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khá lớn trong số các ca sỏi đường tiết niệu. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sỏi cũng có thể xuất hiện do sỏi từ niệu quản và thận rơi xuống bàng quang.

Đối với các viên sỏi nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Các viên sỏi lớn hơn bị kẹt lại trong bàng quang gây ra các cơn đau khó chịu.

Sỏi bàng quang là bệnh lý thường gặp

Sỏi bàng quang là bệnh lý thường gặp

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sỏi bàng quang có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một trong số các nguyên nhân chính gây sỏi là:

– Sỏi từ niệu quản và thận rơi xuống bàng quang

– Cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyết làm ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu ứ đọng gây tích tụ cặn hình thành sỏi.

– Sa bàng quang: Thường xuất hiện ở phụ nữ do thành bàng quang yếu và sa xuống âm đạo. Dòng nước tiểu bị chặn lại và hình thành sỏi

– Sỏi bàng quang hình thành do niệu đạo bị chít hẹp, bàng quang có dị vật

– Bổ sung thừa khoáng chất: Canxi, photpho,…

– Thiết bị y tế: Các dụng cụ như thiết bị tránh thai, thông tiểu đặt trong bàng quang cũng gây hình thành sỏi

– Người thường xuyên ngồi một chỗ ( bệnh thoái hóa cột sống, tai biến, bại liệt), ít vận động hay nhịn tiểu

– Ăn ít rau, uống ít nước khiến các chất cặn bã trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài

3. Triệu chứng bệnh khi bị sỏi bàng quang

Khi sỏi có kích thước nhỏ thường không gây ra biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên khi sỏi ngày càng to sẽ kích thích vào bàng quang, cản trở nước tiểu lưu thông sẽ gây ra các triệu chứng:

– Đau buốt, rát mỗi khi đi tiểu

– Đau nhói vùng bụng dưới

– Sỏi bàng quang ở nam giới sẽ khiến người bệnh đau nhức dương vật hoặc tinh hoàn

– Thường xuyên buồn tiểu, mỗi lần chỉ đi được rất ít

– Dòng nước tiểu bị ngắt quãng, bí tiểu

– Nước tiểu có màu sắc bất thường: Màu hồng hoặc đỏ nhạt do lẫn máu, màu vàng sậm,…Đôi khi trong nước tiểu có váng, vẩn đục, kèm mủ và mùi hôi khó chịu

Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu

Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu

4. Các biến chứng khi bị sỏi

Sỏi bàng quang nếu không được phát hiện có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngay cả những người không có triệu chứng thì sỏi cũng có thể gây ra một số biến chứng

– Rối loạn chức năng bàng quang thể mạn tính: Nếu sỏi không được điều trị sớm có thể gây ra các bệnh về đường tiết niệu

– Viêm nhiễm hệ tiết niệu

– Ung thư bàng quang

5. Những đối tượng có nguy cơ bị sỏi bàng quang cao

Bệnh sỏi bàng quang có thể gặp ở nhiều người. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

– Nam giới có xu hướng bị sỏi bàng quang nhiều hơn phụ nữ

– Những người ở độ tuổi trung niên tầm 50 tuổi trở lên

– Người bị u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, hẹo niệu đạo,…cũng dễ gây ra sỏi

– Các trường hợp bị đột quỵ, bệnh Parkinson, thoát vị đĩa đệm, tổn thương tủy sống, tiểu đường

Người cao tuổi thường có xu hướng bị sỏi bàng quang nhiều hơn

Người cao tuổi thường có xu hướng bị sỏi bàng quang nhiều hơn

6. Các biện pháp chẩn đoán

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sáng bằng cách kiểm tra bụng dưới để xem cầu bàng quang. Bên cạnh đó có thể kiểm tra trực tràng để xác định tuyến tiền liệt có phì đại. Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm gồm:

– Phân tích nước tiểu: Giúp kiểm tra có vi khuẩn, máu và khoáng chất kết tinh trong nước tiểu

– Soi bàng quang: Để kiểm tra vị trí, số lượng, kích thước của sỏi trong bàng quang

Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): Phát hiện các loại sỏi dù là nhỏ nhất

– Siêu âm: Nhằm tìm hình ảnh của sỏi bằng sóng âm

– X-quang ( KUB): Chụp các bộ phận như thận, bàng quang, niệu quản để xác định có sỏi trong hệ tiết niệu hay không. Đây là phương pháp dễ thực hiện, tính kinh tế cao. Tuy nhiên có một số loại sỏi không cản quang vì vậy khó phát hiện.

– Chụp cản quang đường tĩnh mạch: Bệnh nhân được tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch. Thuốc cản quang sẽ đi tới các bộ phận trong hệ tiết niệu. Máy chụp X-quang sẽ thu lại hình ảnh đường đi của chất cản quang

7. Các cách điều trị khi bị sỏi bàng quang

Để điều trị sỏi hiệu quả, bác sĩ cần phân loại kích thước và cấu tạo viên sỏi. Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà chuyên gia sẽ tư vấn hướng điều trị khác nhau.

7.1 Sỏi bàng quang và cách điều trị tạm thời

Sỏi bàng quang có thể tác động vào niêm mạc gây đau đớn vì vậy bên cạnh việc điều trị cùng bác sĩ bạn có thể thực hiện một số biện pháp tạm thời nhằm giảm đau

– Chườm ấm vùng bụng dưới: Sử dụng một chai nước hoặc khăn ấm chườm lên vùng bị đau. Nằm thư giãn, thả lỏng cơ thể, tránh vận động để cơn đau dần biến mất

– Sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu cơn đau không giảm.

7.2 Sỏi bàng quang và cách điều trị

– Sỏi có kích thước nhỏ chỉ cần uống nhiều nước để cơ thể tự loại bỏ chúng ra ngoài qua đường nước tiểu

– Sỏi có kích thước nhỏ hơn 6mm có thể áp dụng các kỹ thuật điều trị:

– Cách điều trị tán sỏi nội soi: Bệnh nhân được gây mê trước khi bác sĩ dùng ống thông nhỏ gắn camera luồn qua niệu đạo tới bàng quang. Hình ảnh thu được sẽ giúp quan sát và xác định vị trí của sỏi. Bước tiếp theo bác sĩ sẽ dùng tia laser bắn vỡ sỏi và hút chúng ra ngoài.

– Nếu sỏi quá lớn với kích thước >25mm , bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi. Phương pháp này là lựa chọn cuối cùng khi không thể áp dụng các kỹ thuật điều trị sỏi khác. Tuy nhiên thủ thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhiễm trùng và thời gian phục hồi lâu hơn.

Sỏi bàng quang và cách điều trị hiện nay khá đa dạng

Sỏi bàng quang và cách điều trị hiện nay khá đa dạng

8. Các cách phòng ngừa sỏi bàng quang

Sau khi điều trị sỏi bàng quang bạn vẫn cần chú ý tới thói quen ăn uống, sinh hoạt để đề phòng sỏi tái lại. Một số biện pháp giúp hạn chế hình thành sỏi.

– Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải cặn bã ra khỏi thận và bàng quang

– Sử dụng các loại nước ép hoa quả tươi, rau củ để giảm đau và tích tụ sỏi: Nước ép nam việt quất, cần tây,…

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt

– Hạn chế thức ăn có nhiều muối, đường, dầu mỡ

– Nên ăn nhiều cá, hạn chế thực phẩm nhiều đạm có thể khiến sỏi tích tụ

– Không nên ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan vì chúng chứa nhiều purin – chất tạo sỏi

– Hạn chế các loại chất kích thích, đồ uống có gas, có cồn,…

Uống nhiều nước là cách loại bỏ sỏi hiệu quả

Uống nhiều nước là cách loại bỏ sỏi hiệu quả

Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh sỏi bàng quang và cách điều trị. Chúc mọi người mau khỏi bệnh và có biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital