Để có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị sinh con thuật lợi thì khám thai là việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần thực hiện thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Trong cả quá trình mang thai thì tổng số lần mẹ đi khám dao động từ 8-9 lần và sẽ cần phải trả nhiều chi phí khác nhau. Vậy mẹ bầu cần phải trả những khoản gì và tổng chi phí khám thai hết bao nhiêu tiền, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Menu xem nhanh:
1. Khám thai hết bao nhiêu tiền và bao gồm những gì?
Sau mỗi lần khám thai, mẹ bầu sẽ được nhận những tấm ảnh chụp em bé bằng phương pháp siêu âm qua thành bụng hoặc siêu âm qua ngả âm đạo. Vì vậy, nhiều người trong chúng ta lầm tưởng rằng khám thai chỉ gói gọn trong việc gặp bác sĩ và siêu âm để nhìn thấy hình ảnh của con. Nhưng thực tế thì mẹ phải cần thực hiện nhiều việc hơn thế nữa theo chỉ định của bác sĩ như là: kiểm tra tiểu đường, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo monitor…
1.1 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu khi mang thai là bước vô cùng cần thiết giúp mẹ bầu kiểm tra nhóm máu, các bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cho thai nhi, huyết đồ, kiểm tra yếu tố Rh,…
– Kiểm tra nhóm máu: Xác định nhóm máu của người mẹ là gì để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong quá trình sinh con
– Xác định yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh- trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có khả năng mang yếu tố Rh+. Tình trạng này dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, làm phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể của người mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.
– Huyết đồ: Nhằm đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có đang bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định cần bổ sung thêm sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn có khả năng phát hiện được các bệnh rối loạn tế bào máu, gây ra tình trạng thiếu máu cho cả mẹ bầu và thai nhi.
– Xác định bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV,… hay không. Từ đó sẽ có thể đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ và đưa ra được các giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé ngay khi sinh ra.
1.2 Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành mỗi lần mẹ bầu khám thai giúp tầm soát, chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lí cũng như những vấn đề về sức khỏe mẹ bầu có thể gặp trong thai kì để chủ động phòng tránh. Từ đó khắc phục kịp thời giúp thai phụ có một thai kì thực sự khỏe mạnh và an toàn. Quá trình xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ tìm ra được mẹ bầu có đang mắc các chứng bệnh như đái tháo đường, viêm đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật và các bệnh lý về thận.
Việc khám thai hết bao nhiêu tiền cũng cần phải phụ thuộc vào quá trình xét nghiệm nước tiểu, bởi vì trong một số trường hợp nhiều mẹ bầu sẽ cần phải làm những phân tích sâu hơn về một số chất có trong nước tiểu nhằm tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh.
1.3 Xét nghiệm Double Test và Triple Test
Cả hai xét nghiệm Double test và Triple test đều được thực hiện đối với phụ nữ mang thai và nhằm mục đích sàng lọc nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền ở thai nhi.
– Với xét nghiệm Double test: Mẹ bầu nên thực hiện khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi (tương ứng chiều dài đầu mông của em bé đạt từ 45 – 84mm), tốt nhất nên thực hiện vào tuần thai thứ 12.
– Với xét nghiệm Triple test: Mẹ bầu nên thực hiện khi thai nhi ở tuần thai thứ 15 đến tuần thai 18, chính xác nhất là vào thời điểm tuần thứ 16.
Double test, Triple test sử dụng mẫu máu của thai phụ để phát hiện những bất thường của thai nhi về số lượng nhiễm sắc thể, liên quan đến các hội chứng Down, khả năng bị dị tật ống thần kinh, Edward.
1.4 Siêu âm thai
Trong tất cả những việc mẹ cần phải làm trong quá trình khám thai thì siêu âm thai là việc mà mẹ cần phải thực hiện nhiều nhất. Đây là một kỹ thuật hình ảnh được sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung người mẹ. Hình ảnh siêu âm thai nhi thu được có thể giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của em bé và theo dõi tình trạng thai kỳ của thai phụ. Trong một số trường hợp nhất định, siêu âm thai nhi được sử dụng nhằm mục đích đánh giá các vấn đề có thể xảy ra hoặc giúp xác nhận chẩn đoán.
Chi phí siêu âm thai thường dao động trong mức như sau (tùy thời điểm siêu âm là tháng đầu, tháng giữa hay tháng cuối):
– Chi phí siêu âm thường 2D: 250.000 – 350.000 đồng
– Chi phí siêu âm màu 3D – 4D: 400.000 – 450.000 đồng
– Chi phí siêu âm 5D: 550.000 – 600.000 đồng
Đây là mức giá trung bình ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh, do đó để chủ động hơn mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ chi phí khám thai hết bao nhiêu tiền trước khi quyết định chọn địa điểm khám thai. Ngoài ra, trong những lần thăm khám nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện thêm một số xét nghiệm máu chuyên sâu (như xét nghiệm tầm soát tai biến thai sản…), điện tâm đồ hoặc theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa. Chính vì vậy tổng chi phí mỗi lần khám thai cũng sẽ khác nhau.
2. Những lưu ý khi mẹ khám thai lần đầu tiên
Trong lần khám thai đầu tiên, chắc hẳn mẹ sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và đặc biệt là đối với mẹ bầu mang thai lần đầu. Một số lưu ý mẹ cần ghi nhớ như sau:
– Thông thường, mẹ bầu khi khám thai sẽ có tâm lý tìm hiểu và lựa chọn một người bác sĩ cho đến khi vượt cạn, nếu như may mắn thì sẽ được bác sĩ đó trực tiếp đỡ đẻ. Vì vậy, ngay từ lần khám thai đầu tiên, mẹ cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế thực sự uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt được hiệu quả cao.
– Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân cần hỏi. Ví dụ như mẹ thường xuyên bị đau lưng thì trong quá trình mang thai cần phải lưu ý những gì, mẹ nên duy trì vận động như thế nào,… Tốt hơn hết mẹ nên liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách tốt nhất và đầy đủ nhất.
– Nên uống nhiều nước vào khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để giúp bác sĩ siêu âm quan sát thai nhi được dễ dàng hơn (đối với những mẹ mang thai trong 3 tháng đầu).
– Cần giữ lại kết quả khám của những lần khám trước để sử dụng làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau. Hiện nay, có nhiều địa điểm thăm khám cũng đã tự động lưu hồ sơ khám của mẹ trên hệ thống, nhưng nếu như địa điểm mẹ chọn không có thì hãy cố gắng giữ lại kết quả thăm khám nhé.
Có thể thấy rằng khám thai hết bao nhiêu tiền sẽ cần phải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là khi bác sĩ phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường thì mẹ sẽ cần phải bỏ thêm chi phí để làm các xét nghiệm chuyên sâu. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quát hơn trong vấn đề khám thai cần thực hiện những gì và chi trả những khoản phí như thế nào. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những kiến thức bổ ích về thai sản nhé.