Làm xét nghiệm Double Test khi nào cho kết quả chính xác nhất?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, nhất là vấn đề rối loạn di truyền với những Hội chứng dị tật bẩm sinh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như Edward, Down, Patau,… Do đó, Double Test là phương pháp cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy làm xét nghiệm Double Test khi nào để có kết quả chính xác nhất?

1. Tìm hiểu đôi nét về phương pháp sàng lọc trước sinh – Double Test

Double Test là xét nghiệm được thực hiện ở mẹ bầu để sàng lọc nguy cơ xuất hiện những dị tật mang tính di truyền ở em bé trong bụng như Hội chứng Edward, Down và Patau. Kết quả phương pháp sàng lọc trước sinh – Double Test được tính toán dựa trên những yếu tố sau:

– Kiểm tra định lượng β-hCG tự do và PAPP-A có trong máu của mẹ bầu. Đây là 2 chất do thai nhi tiết vào trong máu của mẹ.

– Kết hợp với kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy và chiều dài đầu mông của thai nhi.

– Tuổi thai, tuổi mẹ và một số thông tin sức khỏe khác.

Double Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng mẹ bầu nào cũng nên thực hiện

Double Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng mẹ bầu nào cũng nên thực hiện

2. Giải đáp: Nên làm xét nghiệm Double Test khi nào?

Với xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test, mẹ bầu nên thực hiện khi thai nhi được 11 tuần 1 ngày – 13 tuần 6 ngày. Thời điểm tốt nhất là vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân là bởi vì nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu của người mẹ thay đổi trong suốt quá trình mang thai.

– β-hCG tự do là một thành phần trong cấu trúc của hormone hCG. Đầu tiên, hCG được các tế bào lá nuôi của trứng đã được thụ tinh tiết ra rồi do nhau thai bài tiết. hCG có trong huyết thanh của mẹ bầu vào khoảng ngày thứ 6 – 8 sau khi trứng thụ tinh và đạt đến nồng độ cao nhất sau 50 – 80 ngày tính từ lần kinh cuối cùng. Trong trường hợp thai nhi mắc Hội chứng Down, nồng độ β-hCG tự do sẽ tăng đáng kể vào quý 1 và quý 2 của thai kỳ.

– PAPP-A là một loại Glycoprotein tiết ra từ nhau thai. Thông thường, nồng độ PAPP-A sẽ tăng dần trong suốt cả thai kỳ. Nếu thai nhi mắc phải Hội chứng Down, nồng độ PAPP-A trong máu của người mẹ sẽ giảm trong quý 1 của thai kỳ. Còn ở quý 2, nồng độ PAPP-A sẽ giảm nhẹ hoặc đáng kể hoặc vẫn giữ ở mức bình thường. Vì vậy, PAPP-A chỉ được sử dụng trong quý 1 của thai kỳ để sàng lọc Hội chứng Down ở thai nhi.

Nên làm xét nghiệm Double Test khi nào là điều nhiều mẹ bầu quan tâm

Nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test khi nào là điều nhiều mẹ bầu quan tâm

3. Sàng lọc trước sinh – Double Test bao nhiêu lâu có kết quả?

Với xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test, các bác sĩ sẽ thu mẫu máu tĩnh mạch tay của mẹ bầu để làm xét nghiệm. Thông thường, kết quả phân tích của xét nghiệm Double Test có thể có sau khoảng vài giờ đến 2 – 3 ngày, tùy vào từng cơ sở thực hiện.

Kết quả xét nghiệm Double Test thường cao sau 2 - 3 ngày

Kết quả xét nghiệm Double Test thường cao sau 2 – 3 ngày

4. Hướng dẫn cách đọc kết quả sàng lọc trước sinh – Double Test

Xét nghiệm Double Test kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ cho kết quả sàng lọc dị tật bẩm sinh với độ chính xác khá cao. Ý nghĩa và cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test cụ thể như sau:

4.1. Kết quả thai nhi có nguy cơ thấp mắc dị tật bẩm sinh

1:250 là ngưỡng an toàn của em bé trong bụng mẹ với nguy cơ mắc Hội chứng Down, Patau và Edward. Nếu kết quả xét nghiệm > 250 thì thai nhi có nguy cơ thấp và < 250 có nghĩa là em bé có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh.

4.2. Kết quả thai nhi có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh

Trong phiếu xét nghiệm Double Test nếu thông báo nguy cơ thai nhi mắc Hội chứng Down là 1:850 có nghĩa là:

– Trong 850 mẹ bầu, có 1 người có thai nhi mắc Hội chứng Down.

– 849 người phụ nữ mang thai khác sinh con bình thường.

4.3. Ý nghĩa của chỉ số MoM

MoM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Multiple of Median thể hiện giá trị của các thông số PAPP-A và β-hCG tự do trong máu thai phụ. Giá trị để đánh giá nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sau:

– Nồng độ β-hCG tự do > 2,5 hoặc < 0,4 MoM.

– Nồng độ PAPP-A < 0,4 MoM.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test dựa trên sự phân tích sinh hóa máu của mẹ bầu nên nhanh chóng, đơn giản, an toàn. Nó đóng vai trò định hướng thực hiện kỹ thuật xâm lấn để sàng lọc dị tật thai nhi. Khi kết quả phương pháp sàng lọc trước sinh Double Test có sự bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định mẹ bầu nên làm thêm những xét nghiệm khác như Triple Test, NIPT, chọc ối,…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc: “Nên làm xét nghiệm Double Test khi nào để kết quả chính xác nhất?”. Theo các chuyên gia y tế, tất cả các mẹ bầu đều nên làm Double Test để đảm bảo con yêu được sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital