Viêm gan B là bệnh lý có thể chữa khỏi nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan… Ngày nay, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm để có thể kiểm tra khả năng mắc bệnh và hỗ trợ điều trị viêm gan B. Trong đó, xét nghiệm định lượng HBsAg được sử dụng khá phổ biến.
Menu xem nhanh:
1. Bản chất của xét nghiệm định lượng HBsAg
HBsAg là viết tắt của Hepatitis B surface Antigen – tên kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây là một trong nhiều kháng nguyên của virus viêm gan B được tìm thấy trong huyết thanh người. Xét nghiệm HBsAg là một trong 6 hạng mục cơ bản của xét nghiệm viêm gan B. Các xét nghiệm kiểm tra viêm gan B khác bao gồm: Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM.
Xét nghiệm HBsAg được thực hiện với mẫu máu bệnh phẩm. Phương pháp xét nghiệm này được chia thành 2 dạng: định tính và định lượng. Xét nghiệm HBsAg định tính cho biết khả năng bệnh nhân có mắc viêm gan B hay không. Trong khi đó, xét nghiệm định lượng cho kết quả là nồng độ kháng nguyên HBsAg nhiều hay ít. Dựa trên kết quả xét nghiệm định lượng, bác sĩ sẽ có thể sử dụng để theo dõi điều trị bệnh viêm gan B.
Xét nghiệm định lượng kháng nguyên HBsAg không có giá trị tiên lượng bệnh. Nghĩa là khi nồng độ HBsAg cao không có nghĩa là bị viêm gan B nặng và ngược lại. Tuy nhiên, mục tiêu của quá trình điều trị viêm gan B là phải đảm bảo loại hết kháng nguyên HBsAg. Vì vậy xét nghiệm HBsAg là một thông số để theo dõi quá trình điều trị bệnh. Nếu chỉ số giảm dần có nghĩa là bệnh nhân đó có khả năng kháng nguyên HBsAg.
2. Những ứng dụng của xét nghiệm HBsAg định lượng trong lâm sàng
Xét nghiệm HBsAg (viết tắt là qHBsAg) có nhiều ứng dụng trong y học lầm sàng. Xét nghiệm này được xem là tiền đề để thực hiện các xét nghiệm khác trong nhóm xét nghiệm viêm gan B.
2.1. Theo dõi diễn biến tự nhiên của tình trạng nhiễm virus HBV
Trong quá trình diễn biến tự nhiên của HBV – virus gây bệnh viêm gan B, qHBsAg có thể được áp dụng để phát hiện những người lành mang bệnh (người bệnh có virus xuất hiện trong cơ thể nhưng không hoạt động). Thông qua việc đánh giá chỉ số HBsAg, xét nghiệm có thể được áp dụng một cách phù hợp để phát hiện bệnh nhân chưa cần phải điều trị, bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ hơn và bệnh nhân cần phải điều trị. Việc thực hiện xét nghiệm này cũng giúp phát hiện những trường hợp virus có thể tái hoạt động trong tương lai gần.
2.2. Xét nghiệm định lượng HBsAg giúp theo dõi hiệu quả điều trị
Trong quá trình điều trị, qHBsAg được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị HBV của các loại thuốc tiêm và thuốc uống được sử dụng cho người bệnh. Kết quả qHBsAg cũng có thể được áp dụng để phát hiện các bệnh nhân có triển vọng thải sạch HBsAg trong cơ thể, bệnh nhân ít có khả năng tái phát để dừng điều trị, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị hoặc thay thế phác đồ điều trị..
2.3. Đánh giá nguy cơ biến chứng với xét nghiệm định lượng
Viêm gan B, đặc biệt là viêm gan B thể mạn tính có nguy cơ biến chứng thành một số bệnh lý nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan. Do đó, xét nghiệm định lượng HBsAg còn được sử dụng để đánh giá nguy cơ biến chứng của bệnh viêm gan B.
Để có thể kiểm tra nguy cơ biến chứng của bệnh, các bác sĩ sẽ cân đối dựa trên cả 2 kết quả xét nghiệm HBsAg định tính và định lượng. Trong đó, ngay cả khi kết quả xét nghiệm âm tính nhưng nếu định lượng HBsAg cao thì bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan.
3. Các lưu ý khi thực hiện xét nghiệm HBsAg
Xét nghiệm viêm gan B có tỷ lệ sai số nhất định, do đó kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng 100% tình trạng bệnh. Có một số trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính giả với định lượng HBsAg cao. Điều này có thể do quy trình kỹ thuật xét nghiệm chưa tốt, loại kíp dùng trong xét nghiệm không đạt chuẩn… Do đó, chúng ta phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín với hệ thống thiết bị y tế đạt chuẩn để đảm bảo kết quả chính xác nhất có thể.
Ngoài ra, để kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác, người bệnh cần lưu ý:
– Nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Thức ăn có thể ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa, làm sai lệch trong kết quả.
– Không sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm, đặc biệt là các nhóm thuốc điều trị tâm lý, thuốc kháng sinh… Với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, bạn phải thông báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
– Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, sử dụng chất kích thích gần thời gian xét nghiệm.
– Thực hiện xét nghiệm viêm gan B thường xuyên để theo dõi nguy cơ mắc bệnh. Vì viêm gan B (HBV) là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan. Bạn có thể kết hợp xét nghiệm này trong danh mục khám sức khỏe định kỳ của mình.
Viêm gan B là bệnh lý có tính lây truyền rất mạnh qua 3 con đường là đường máu, đường từ mẹ sang con và đường tình dục. Vì vậy, ngoài việc chủ động làm xét nghiệm viêm gan B cho bản thân, bạn nên khuyên người thân, vợ chồng, bạn tình (nếu có)… đi khám để có thể phòng bệnh toàn diện nhất.