Tìm hiểu về u tuyến thượng thận trái

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Ma Thị Nga

Bác sĩ Nội tiết

Khối u tuyến thượng thận có thể xuất phát từ cả hai bên phải và trái, khiến người bệnh khó chịu. Việc hiểu rõ về u tuyến thượng thận trái nói riêng và các loại u nói chung rất quan trọng để đưa ra quyết định điều trị cũng như chăm sóc phù hợp.

1. Tổng quan về u tuyến thượng thận trái

Khối u thường xuất phát từ tuyến thượng thận trái, một phần của hệ thống thận chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hormone quan trọng. Khối u tuyến thượng thận trái có thể lành tính (không gây hại) hoặc ác tính (có khả năng lan toả và gây tổn thương).

Trong nhiều trường hợp, khối u tuyến thượng thận không gây đau đớn hay khó chịu. Các triệu chứng có thể xuất hiện tùy thuộc vào kích thước và tính chất của khối u. Đối với những khối u lớn hoặc ác tính, người bệnh có thể trải qua quá trình giảm cân đột ngột, đau lưng, hoặc các vấn đề khác liên quan đến hệ thống thận.

Tiến triển của u tuyến thượng thận trái phụ thuộc nhiều vào tính chất của khối u. Một số khối u có thể phát triển chậm và không gây ra nhiều vấn đề, trong khi những khối u khác có thể tăng kích thước nhanh chóng đồng thời gây tổn thương nặng nề.

Hình ảnh khối u tuyến thượng thận trái

Hình ảnh khối u tuyến thượng thận trái

2. Các loại u tuyến thượng thận

2.1. U vỏ thượng thận (adenoma)

Đây là khối u phổ biến nhất trong các khối u tuyến thượng thận. Khối u này có thể là hoạt động hoặc không hoạt động.

Vỏ thượng thận sản xuất hormone aldosterone, liên quan đến áp lực máu. U tuyến sản xuất Cortisol gây ra hội chứng Cushing với các triệu chứng như tăng cân, dễ bầm tím, huyết áp cao, đái tháo đường.

2.2. Ung thư biểu mô vỏ thượng thận (Adrenocortical carcinoma)

ACC thường bắt nguồn từ vỏ thượng thận, nơi các hormone như cortisol, aldosterone, androgen được tổng hợp. Khối u có thể dẫn đến sản xuất các hormone này quá mức, gây ra sự mất cân bằng hormone và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên một phần đáng kể các trường hợp ACC không hoạt động, có nghĩa là khối u này không sản xuất nhiều hormone. Triệu chứng bệnh có thể không rõ ràng cho đến khi khối u lớn hoặc lan ra.

2.3. U nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Khối u này thường hình thành ở tuyến thượng thận và được gọi là nguyên bào thần kinh. Mặc dù thường xuất hiện ở tuyến thượng thận, nhưng u cũng có thể phát triển ở các vị trí khác như cổ, ngực, lưng, xương chậu và tuỷ sống.

Trong quá trình phát triển bào thai, hầu hết các tế bào thần kinh phát triển và trở thành tế bào thần kinh trưởng thành trước khi sinh hoặc trong vài tháng đầu sau khi sinh. Tuy nhiên đôi khi có trường hợp các tế bào thần kinh không phát triển đúng cách mà tiếp tục phát triển và chia tách. Trong một số trường hợp, những tế bào thần kinh bất thường này có thể chết đi nhưng trong trường hợp hiếm hoi chúng phát triển thành khối u hoặc u nguyên bào thần kinh.

Đặc điểm quan trọng của u nguyên bào thần kinh bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của các nguyên bào thần kinh của thai nhi, sau đó trở thành loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi trẻ lớn lên, những nguyên bào thần kinh bất thường này có thể không phát triển bình thường hoặc chết đi, nhưng cũng có khả năng biến thành u nguyên bào thần kinh.

2.4. U tủy thượng thận

U tủy thượng thận là một loại khối u hiếm gặp xuất phát từ tuyến thượng thận, nơi mà hormone như epinephrine được sản xuất. Đặc điểm của u tủy thượng thận là việc sản xuất quá mức các hormone như epinephrine hoặc các chất tương tự, gây ra các triệu chứng như nhịp tim tăng, đau đầu và tiền mô hôi. Khối u này có thể đóng góp vào việc tăng huyết áp.

Nguyên nhân cụ thể của bệnh u tủy thượng thận vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy u tủy thượng thận có thể bắt nguồn từ việc sản xuất quá mức của tuyến tủy thượng thận, tạo thành khối u. Hoặc phát triển các khối u tiết catecholamin ở ngoại vi tuyến thượng thận (như khối u xuất phát từ động mạch cảnh, các khối u hạch thần kinh có nguồn gốc từ các hậu hạch thần kinh giao cảm, hay khối u trong bàng quang).

Hình ảnh khối tủy tuyến thượng thận

Hình ảnh khối tủy tuyến thượng thận

3. Các phương pháp chẩn đoán u tuyến thượng thận trái

Các phương pháp chẩn đoán u tuyến thượng thận trái bao gồm nhiều xét nghiệm cùng với quá trình chẩn đoán để xác định tính chất, nguồn gốc của khối u:

3.1. Xét nghiệm máu và nước tiểu

Xét nghiệm máu, nước tiểu là một phương pháp chẩn đoán quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của tuyến thượng thận và xác định có khối u hoạt động hay không cũng như loại khối u đó.

Trong trường hợp của u tuyến thượng thận, các xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá mức độ hormone và chức năng của tuyến thượng thận. Nếu hormone tăng cao đột ngột hoặc không đối xứng trong lượng, có thể là dấu hiệu của một khối u đang hoạt động.

Tùy thuộc vào kết quả của xét nghiệm, bác sĩ có thể quyết định thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định loại, tính chất chi tiết của khối u tuyến thượng thận trái.

3.2. Sinh thiết khối u tuyến thượng thận trái

Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán quan trọng được sử dụng để kiểm tra mô cũng như tế bào bất thường của tuyến thượng thận trong cơ thể.

Sau khi phân tích mẫu mô dưới kính hiển vi, kết quả sẽ được báo cáo cho bác sĩ điều trị. Nếu có sự hiện diện của các tế bào ung thư, bác sĩ có thể xác định loại ung thư, mức độ lan rộng và những thông tin quan trọng khác để đưa ra quyết định về điều trị.

3.3. Chụp CT hoặc CAT xác định khối u tuyến thượng thận trái

Chụp CT (Computed Tomography) và CAT (Computerized Axial Tomography) là hai thuật ngữ phổ biến để mô tả một phương pháp hình ảnh y tế sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của khối u bên trong cơ thể.

Máy quét CT hoặc CAT sẽ quay xung quanh cơ thể của bệnh nhân, gửi tia X từ nhiều hướng khác nhau. Quy trình này thường diễn ra nhanh chóng, mang lại hình ảnh chất lượng cao, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị.

3.4. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI u tuyến thượng thận trái và phải

Chụp MRI u tuyến thượng thận trái và phải

Chụp cộng hưởng từ Magnetic Resonance Imaging (MRI) là một phương pháp sử dụng từ trường mạnh cùng với sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Chụp MRI không sử dụng tia X không gây ion hóa nên khá an toàn hơn trong việc tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể.

Mỗi phương pháp chẩn đoán có ưu điểm và hạn chế riêng. Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thường cần thiết để có chẩn đoán chính xác cũng như đầy đủ thông tin về khối u tuyến thượng thận trái.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital