Đi ngoài ra máu là biểu hiện thường gặp bởi những bệnh lý như: táo bón, tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu có thể do nhiều bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết đường tiêu hóa, ung thư hoặc viêm dạ dày… Tình trạng ung thư gan đi ngoài ra máu là thế nào? Người bệnh tham khảo thông qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu về tình trạng đi ngoài ra máu ung thư gan
Đi ngoài ra máu là hiện tượng khi đi ngoài trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu ở cuối bãi. Người bệnh có thể đi ngoài ra máu đỏ thẫm, màu đỏ tươi hoặc thâm đen tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh.
Trường hợp đơn giản nhất là đi ngoài ra máu do táo bón thì có thể tự khỏi nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.
– Bệnh trĩ: Có thể gây chảy máu bởi người bệnh rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi nhà vệ sinh lâu dẫn tới táo bón mạn tính, stress, tiêu chảy mạn tính hoặc ăn quá ít chất xơ, phụ nữ có thai…
– Rò ống tiêu hóa: Nếu giữa hậu môn, da hậu môn và trực tràng xuất hiện lỗ rò hay còn gọi là rò ống tiêu hóa thì tình trạng này gọi là rò dịch tiêu hóa, có thể là mủ hoặc máu. Tình trạng này cần sử dụng kháng sinh hoặc phẫu thuật.
– Vết nứt: Các vết nứt của hậu môn, trực tràng hay phần ruột kết rách. Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng này, trường hợp nặng cần can thiệp điều trị.
– Viêm túi thừa: Túi thừa là túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết thường gặp ở những người ít ăn rau quả, túi thừa chảy máu khiến phân lẫn máu và có thể. Trường hợp nặng có thể phẫu thuật để loại bỏ.
– Viêm đại trực tràng: Viêm đại tràng có thể xảy ra khi người bệnh nhiễm khuẩn hoặc kí sinh trùng, mắc hội chứng ruột kích thích, táo bón lâu ngày, uống nhiều rượu bia hoặc quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
– Viêm dạ dày ruột: Có thể khiến phân lẫn máu và chất nhầy, thường do nhiễm khuẩn và có thể điều trị bằng cách bù chất lỏng hoặc dùng kháng sinh.
– Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có tăng nguy cơ bệnh dẫn tới chảy máu khi đi ngoài.
– Sa trực tràng
– Polyp: Polyp có thể hình thành do sự tăng sinh quá mức của ruột kết, đó là những khối u lồi trong ruột kết. Nếu polyp xuất hiện trong lớp lót của đại trực tràng có thể dẫn tới kích ứng, viêm và chảy máu.
– Xuất huyết tiêu hóa.
2. Ung thư gan có gây đi ngoài ra máu không?
2.1 Ung thư gan khi đi ngoài ra máu có phải là biểu hiện phổ biến?
Ung thư gan có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như: vàng da vàng mắt, đau bụng, khó tiêu, sút cân, nổi mụn… Nhưng bệnh cũng có thể có những triệu chứng khác không chuyên biệt như sốt, nôn, đau đầu, đi ngoài ra máu…
Trong đó đi ngoài ra máu cũng là một biểu hiện của ung thư gan tuy nhiên biểu hiện này không giống như những triệu chứng khác. Có thể xảy ra ở bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn hoặc xảy ra đối với một số bệnh nhân. Đặc biệt là đối với tình trạng bệnh nhân ung thư gan di căn đại tràng hoặc trực tràng.
Tuy nhiên nếu như bệnh nhân xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu nhiều, máu chảy ồ ạt hoặc hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời. Bởi đôi khi đây cũng là dấu hiệu của biến chứng nặng khi mắc bệnh ung thư gan hoặc bệnh lý khác.
2.2 Điều trị ung thư gan khi đi ngoài ra máu thế nào?
Ung thư gan đi ngoài ra máu có thể là một biểu hiện thông thường và không cần can thiệp điều trị nhưng nếu tình trạng kéo dài thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị sớm.
Khi thấy những dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để theo dõi ngay:
– Đi ngoài ra máu trên 2 tuần
– Trẻ em đi ngoài phân chứa máu nhiều
– Người mỏi mệt
– Sức khỏe suy yếu
– Liên tục giảm cân mà không hiểu nguyên nhân
– Đau bụng, bụng sưng
– Sốt cao nhiều ngày
– Buồn nôn, nôn ói
– Hình dạng và kết cấu của phân khác đi
– Đi tiểu hay đi ngoài không thể kiểm soát
– Sờ thấy khối u ở bụng.
3. Biện pháp phòng ngừa khi đi ngoài ra máu
– Bệnh nhân nên uống thuốc đều đặn theo kê đơn của bác sĩ sau khi thăm khám.
– Điều chỉnh vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt:
+ Áp dụng theo chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây, uống nước nhiều để giảm nguy cơ táo bón;
+ Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày trong một thời điểm nhất định, không rặn quá mạnh, không ngồi quá lâu, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện;
+ Hạn chế thực phẩm gây nóng trong gười như: thức ăn nhiều chất béo, chua, cay, đồ ngọt;
+ Ăn những thực phẩm giàu chất sắt, phòng ngừa thiếu máu như các loại hạt, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc…;
+ Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày;
+ Tránh bê vác vật nặng, không đứng lâu, ngồi lâu một chỗ;
+ Tập luyện thể dục thể thao cải thiện sức khỏe, thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt.
– Không chủ quan với bất kì tình trạng bất thường nào của bệnh mà cần thăm khám ngay để kịp thời xử lý
– Lạc quan và tích cực trong quá trình điều trị bệnh giúp cho bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt và đạt được hiệu quả điều trị cao hơn.
Ung thư gan đi ngoài ra máu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu có biểu hiện đi ngoài ra máu do ung thư gan thì người bệnh cần thăm khám ngay để tránh bệnh diễn biến xấu hơn.