Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người vì tình trang này dường như khá phổ biến nhiều người mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những nguyên nhân gây nên tình trạng đi đại tiện ra máu tươi.

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi có thể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như:

Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu bệnh trĩ

Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn có thành giọt thành tia. Một số trường hợp còn thấy máu chảy ra ngay cả khi người bệnh ngồi xổm hay có bất cứ hành động gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Ngoài ra, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây vướng víu khó chịu,…

Đi ngoài ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn

Táo bón là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn. Biểu hiện bằng tổn thương là vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm. Người bệnh lúc này thường xuyên cảm thấy đau rát. Nhất là khi đi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.

Đi ngoài ra máu tươi có thể do polyp đại trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể do polyp trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể do polyp trực tràng

Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít. Ngoài dấu hiệu này ra thì thường không có triệu chứng nào khác. Do đó bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Song nếu không can thiệp, tính mạng có thể bị đe dọa. Theo thống kê có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Đi đại tiện ra máu cảnh báo bệnh ung thư trực tràng

Đi ngoài ra máu tươi do ung thư trực tràng có đặc trưng máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ trên phân. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân còn thấy trực tràng bị sa xuống, táo bón hoặc tiêu chảy liên tục, cơ thể suy nhược, sút cân, xanh xao.
Đi cầu ra máu coi chừng polyp đại trực tràng
Polyp hậu môn trực tràng và đại tràng: Đi ngoài ra máu chính là triệu chứng điển hình của polyp hậu môn, bệnh nhân mắc polyp có các triệu chứng khá rõ, máu có màu đỏ tươi, lẫn theo phân nhưng người bệnh lại không thấy đau, nên thường chủ quan và khó phát hiện bệnh.

Đại tiện ra máu tươi có thể do viêm kết tràng do loét, bệnh lị

Người bệnh thường có hiện tượng đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhày hoặc mủ. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao, đau bụng dưới, đại tiện nhiều lần. Khi bị xuất huyết ống tiêu hóa, người bệnh thường đi ngoài ra máu tươi kèm theo phân có màu đen. Máu có thể có màu đen, đỏ thẫm hoặc hồng tùy vào vị trí xuất huyết.

Thăm khám để được chẩn đoán chính xác đi ngoài ra máu là bệnh gì và điều trị kịp thời

Thăm khám để được chẩn đoán chính xác đi ngoài ra máu là bệnh gì và điều trị kịp thời

Khi có dấu hiệu đi cầu ra máu tươi, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm. Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ cụ thể hoặc đặt hẹn khám chữa bệnh nhanh chóng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp xác định nguyên nhân đi ngoài ra máu chính xác và tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn thăm khám – tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital