Ung thư hạch bạch huyết là bệnh nguy hiểm, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Cùng tìm hiểu về bệnh ung thư hạch bạch huyết qua bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết
Cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Những người trên 60 tuổi
- Những người sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Nhiễm một số loại virut như HIV, virut Epstein Barr…
- Có người thân trong gia đình mắc ung thư hạch bạch huyết
- Thừa cân – béo phì
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Thông thường khi mắc ung thư hạch bạch huyết, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Hạch bạch huyết sưng to ở phần cổ, nách và phần xương thượng đòn.
- Trên da xuất hiện các ban đỏ, nổi mụn nước, mưng mủ…
- Sốt, khó thở, đổ mồ hôi về đêm
- Ngứa
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
Các triệu chứng trên có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác, do đó người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
3. Chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết
Khi tới khám tại các bệnh viện có khoa Ung bướu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các vị trí như nách, bẹn, cổ… để đánh giá số lượng khối u. Bác sĩ cũng hỏi tiền sử bản thân và gia đình để đưa ra kết luận chính xác.
Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể như:
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát kích thước và vị trí của khối u.
- Siêu âm, chụp CT, chụp MRI: Giúp phát hiện các hạch có đường kính lớn và đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể.
- Sinh thiết: Nếu có nghi ngờ mắc ung thư hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.
4. Phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết như:
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch hoặc đường miệng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Xạ trị: Đây là những phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao. Xạ trị cũng có thể giúp thu nhỏ các khối u và giảm đau.
- Cấy ghép tế bào gốc: Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp ung thư hạch bạch huyết tái phát hoặc các trường hợp khó.
- Liệu pháp sinh học: Chủ yếu bao gồm các kháng thể đơn dòng có thể liên kết với các tế bào u lympho và tiêu diệt chúng.
Các phương pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh viện Thu Cúc hiện chưa hỗ trợ điều trị ung thư hạch bạch huyết. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư hạch, người bệnh có thể tới bệnh viện Thu Cúc để được thăm khám, kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.
Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng các trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán sớm bệnh.