Tìm hiểu về bệnh bạch hầu để ngăn chặn nguy cơ lây bệnh sớm

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Bạch hầu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Hàng chục ca xuất hiện rải rác tại các tỉnh miền Bắc, trong đó đã có những ca bệnh không qua khỏi, làm dấy lên mối lo ngại bùng dịch trong cộng đồng. Tìm hiểu về bệnh bạch hầu ngay để ngăn chặn nguy cơ lây bệnh sớm!

1. Tìm hiểu về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng, được xác định là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm B. Bệnh bạch hầu có gây thể ảnh hưởng đến tuyến hạnh nhân, thanh quản, mũi, hầu họng và có thể xuất hiện trên da hay các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục.

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra

Khi nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp trên hoặc vùng mũi hầu sẽ hình thành một lớp màng xám. Khi màng này xuất hiện trong thanh quản hoặc khí quản, nó có thể gây ra các triệu chứng như thở rít và tắc nghẽn. Trẻ em có thể chảy máu mũi nếu nhiễm trùng ở mũi. Độc tố bạch hầu có thể gây liệt cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong do bạch hầu có thể lên tới 3% ngay cả khi điều trị, và tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Hiện tại đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên trong giai đoạn bệnh tiến triển, nó có thể gây tổn thương cho tim, thận và hệ thần kinh của người nhiễm bệnh. Bởi vậy, cách tốt nhất vẫn là ngăn ngừa bệnh từ sớm bằng cách chủng ngừa vắc xin bạch hầu.

2. Đường lây truyền bệnh bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae thường sinh sôi trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy trong cổ họng và lây lan qua ba con đường như sau:

– Lây lan qua giọt bắn trong không khí: Người khác có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho phát ra một giọt nước chứa vi khuẩn. Đây là cách lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở những nơi đông người.

– Lây lan qua vật dụng cá nhân chứa vi khuẩn: Sử dụng các vật dụng cá nhân mà người nhiễm bệnh đã sử dụng như cốc uống nước chưa được rửa sạch hoặc tiếp xúc với giấy ăn có thể gây nhiễm bạch hầu.

– Lây lan qua đồ gia dụng bị ô nhiễm: Mặc dù hiếm hơn, nhưng vi khuẩn bạch hầu cũng có thể lây lan thông qua các vật dụng chung trong gia đình như khăn, đồ chơi.

Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương bị nhiễm trùng.

Trong vòng 6 tuần, những người đã nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người lành trong cộng đồng, ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

3. Triệu chứng mắc bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện sau 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn, bao gồm:

– Màng giả trên hai bên thành họng, có màu trắng ngà, đen, xám, dai, dính và có thể chảy máu.

– Đau họng và khàn giọng.

– Khó thở hoặc thở nhanh.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

– Chảy nước mũi.

– Sốt và cảm lạnh.

– Khó chịu.

Tuy nhiên, ở một số người, bệnh bạch hầu có thể gây ra triệu chứng nhẹ hoặc không có dấu hiệu rõ ràng. Do đó, họ có thể lây truyền bệnh cho người khác mà không biết mình đang bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Tìm hiểu về bệnh bạch hầu là điều cần thiết để trang bị kiến thức, dự phòng sớm cho bản thân và gia đình

Tìm hiểu về bệnh bạch hầu là điều cần thiết để trang bị kiến thức, dự phòng sớm cho bản thân và gia đình

Ngoài ra, còn có một loại bệnh bạch hầu khác gây ảnh hưởng đến da, được gọi là bạch hầu trên da (cutaneous diphtheria). Triệu chứng của loại bệnh này bao gồm sưng, đau, đỏ và loét trên da, được bao phủ bởi một màng màu xám trong khu vực bị ảnh hưởng. Bệnh bạch hầu trên da có thể phát triển đồng thời với bệnh bạch hầu thông thường.

Bệnh bạch hầu phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là trong những điều kiện sống đông đúc và thiếu vệ sinh, khiến người mắc bệnh dễ lây truyền cho cộng đồng mà không có triệu chứng rõ ràng.

4. Biến chứng của bệnh bạch hầu

Nếu không được sớm phát hiện và cách ly, điều trị kịp thời, bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng sau:

– Vấn đề về hô hấp: Độc tố từ vi khuẩn bạch hầu có thể gây tổn thương mô trong khu vực nhiễm trùng, đặc biệt là ở vùng mũi và cổ họng. Nhiễm trùng này tạo thành một màng cứng màu xám, bao gồm tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác, gây cản trở quá trình hô hấp.

– Vấn đề về tim: Độc tố bạch hầu có thể gây tổn thương cho các mô khác trong cơ thể khi lan qua đường máu, chẳng hạn như cơ tim. Điều này có thể dẫn đến biến chứng như viêm cơ tim. Biểu hiện của biến chứng này có thể là các bất thường nhỏ trên điện tâm đồ hoặc nghiêm trọng hơn là suy tim sung huyết và dẫn đến nguy cơ đột tử.

– Tổn thương thần kinh: Độc tố bạch hầu cũng có khả năng gây tổn thương đối với hệ thần kinh. Đặc biệt, nó có thể gây viêm và làm yếu cơ ở dây thần kinh trong cổ họng, gây khó nuốt. Ngoài ra, nó cũng có thể gây viêm và yếu cơ ở cánh tay và chân.

Trong một số trường hợp, độc tố từ vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cơ hô hấp, dẫn đến việc tê liệt của các cơ hô hấp.

5. Chủng ngừa bạch hầu

Tìm hiểu về bệnh bạch hầu là điều cần thiết để trang bị kiến thức, dự phòng sớm cho bản thân và gia đình. Bởi bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm chủng bạch hầu là cách phòng vệ tốt nhất trước mọi nguy cơ lây nhiễm bạch hầu.

Tiêm chủng bạch hầu là cách phòng vệ tốt nhất trước mọi nguy cơ lây nhiễm bạch hầu

Tiêm chủng bạch hầu là cách phòng vệ tốt nhất trước mọi nguy cơ lây nhiễm bạch hầu

Dưới đây là lịch tiêm phòng vắc xin, bạn cần lưu ý để chủ động tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch:

*Với trẻ em:

– Mũi tiêm cơ bản: 03 mũi bằng vắc xin 5in1 trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hoặc vắc xin 6in1 dịch vụ bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 04 tuần.

– Mũi nhắc lại: 01 mũi vào năm thứ 2 khi trẻ được 16-23 tháng, 01 mũi trước khi trẻ đi học tiểu học (khi 5-6 tuổi) và cứ 10 năm nhắc lại 01 mũi.

*Với người lớn chưa tiêm vắc xin phòng Bạch hầu bao giờ sẽ tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu dành cho người lớn với lịch tiêm:

– Mũi cơ bản: 02 mũi cách nhau ít nhất 04 tuần.

– Mũi nhắc lại: 01 mũi sau mũi cơ bản số 2 ít nhất 06 tháng và cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

Hiện tại, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang có đầy đủ vắc xin ngừa bệnh bạch hầu, sẵn sàng phục vụ chủng ngừa từ trẻ em đến người lớn trước nguy cơ dịch bệnh bạch hầu tăng cao. Các loại vắc xin bạch hầu bao gồm: vắc xin 6in1 Infanrix hexa (Bỉ) và Tetraxim (Pháp), vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp), vắc xin 3in1 Boostrix 0,5ml (Bỉ) và Adacel (Canada).

Như vậy, bài viết vừa giúp các bạn tìm hiểu về bệnh bạch hầu rõ ràng, từ đó trang bị kiến thức phòng bệnh tốt nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn về vắc xin bạch hầu và phác đồ tiêm chủng phù hợp, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital