Uống trà gì tốt cho đại tràng giúp cải thiện một số vấn dề như đầy hơi, trướng bụng, táo bón? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ top 5 loại trà tốt cho đại tràng.
Menu xem nhanh:
1. Uống trà gì tốt cho đại tràng: Nên uống
Một số loại thảo mộc được đánh giá cao trong cải thiện tình trạng đại tràng. Giúp giảm hẳn các triệu chứng đầy hơi, táo bón, đau bụng… đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt.
1.1 Uống trà gì tốt cho đại tràng: Trà gừng
Nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng tốt trong việc cải thiện một số triệu chứng viêm loét và co thắt đại tràng. Các chất chống oxy hóa có trong gừng giúp giảm viêm nhiễm, làm dịu các triệu chứng của viêm loét đại tràng. Bên cạnh đó, trong gừng còn có một số loại enzyme như Trypsin, Lipase có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón lâu ngày do vấn đề ở đại tràng gây ra.
Cách làm:
– Sử dụng trà gừng hoặc gừng tươi để pha trà
– Pha một nhánh gừng đập dập vào một cốc nước ấm
– Có thể thêm mật ong, đường để làm hương vị đậm đà hơn.
1.2 Trà hoa cúc
Hoa cúc từ lâu đã được sử dụng với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm dịu bớt các triệu chứng ở người có bệnh tiêu hóa. Trà hoa cúc chứa các hợp chất có lợi trong việc giảm tiêu sưng. Trong hoa cúc còn chứa flavonoid chống oxy hóa, có tac dụng an thần.
Cách làm: Uống 1-2 cốc trà hoa cúc trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ
Trà hoa cúc giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng từ đó hạn chế co thắt đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người có tiền sử dị ứng phấn hoa, dị ứng với các thành phần của hoa cúc nên cân nhắc khi sử dụng thức uống này. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng không nên dùng trà hoa cúc để chữa bệnh.
1.3 Uống trà gì tốt cho đại tràng: Trà bạc hà
Bạc hà được nhiều chuyên gia khẳng định giúp giảm mức độ của những cơn đau bụng. Đặc biệt là đau bụng do viêm loét, co thắt đại tràng, dạ dày. Tinh chất bạc hà cũng được cho là tăng cường chức năng giải độc gan.
Người bệnh trào ngược dạ dày, thực quản hoặc người gặp vấn đề về túi mật, thường xuyên ợ nóng không nên sử dụng trà bạc hà thường xuyên. Bạc hà cũng dễ gây kích thích với người dễ dị ứng, người nhạy cảm.
1.4 Trà cam thảo
Trong Đông y, cam thảo là vị thuốc rất thông dụng. Thậm chí chiết xuất cam thảo cũng có mặt nhiều trong các loại dược phẩm Tây y. Trà cam thảo có vị thơm ngọt, tính bình, được khẳng định hiệu quả nhuận phế, bổ tì vị. Uống trà cam thảo cũng là cách hiệu quả để giải độc cơ thể và điều hòa các vị thuốc khác.
Trà cam thảo giúp làm dịu cơn đau, giảm kích thích ruột cho những người bị vấn đề về đường ruột. Hạn chế co thắt đại tràng.
Cách làm:
– Pha trà cam thảo túi đóng gói sẵn với lượng nước theo quy định
– Sử dụng vài lát cam thảo khô để hãm trà.
Lưu ý trà cam thảo không nên sử dụng cho người cao tuổi, người bệnh đại tràng thực nhiệt với triệu chứng táo bón mạn tính. Người bệnh đại tràng có vấn đề về táo bón chỉ nên uống 1 cốc trà cam thảo mỗi ngày.
1.5 Uống trà gì tốt cho đại tràng: Trà nghệ
Nghệ được coi là vị thuốc dân gian có khả năng chống viêm rất tốt. Bên cạnh ngăn viêm nhiễm, nghệ còn chứa hàm lượng curcumin có tính chống oxy hóa cao, ngăn ngừa gốc tự do gây ung thư. Hoạt chất curcumin cũng kích thích phục hồi và tái tạo niêm mạc tiêu hóa. Sử dụng trà nghệ hỗ trợ phòng và ngừa các bệnh viêm đường ruột, viêm loét dạ dày và đại tràng.
Người bệnh đái tháo đường nên kiêng các thực phẩm từ nghệ. Vì curcumin có thể tác động đến lượng đường huyết.
Cách làm
– Pha trà nghệ trong gói đóng sẵn
– Sử dụng nghệ tươi, nghệ khô tại nhà để pha trà
Có thể bổ sung thêm một số thành phần khác để trà dễ uống hơn:
– Mật ong: Gia tăng vị ngọt, tăng khả năng kháng khuẩn và làm ấm.
– Sữa tươi nguyên chất, sữa dừa, kem: Tăng hương vị, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
– Nước cốt chanh hoặc gừng tươi: Tăng khả năng chống oxy hóa. Nâng cao tính kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện hương vị cho nghệ.
1.6 Trà xanh
Trà xanh nổi tiếng là thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa. Uống trà xanh loãng giúp kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng. Tuy nhiên cần lưu ý uống trà loãng, không nên uống đặc hoặc uống quá nhiều mỗi ngày. Có thể cho vào cốc trà một ít gừng hoặc lá bạc hà để làm dịu cơn đau bụng tức thì.
2. Uống trà gì tốt cho đại tràng: Nên kiêng
Ngoài những loại trà tốt cho đại tràng như trên, người bệnh cũng nên lưu ý những đồ uống nên kiêng để tránh đau và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn:
2.1 Trà đặc và cà phê
Cà phê, trà đặc chứa nhiều chất kích thích, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Để tránh bệnh đại tràng trở nặng, bạn nên hạn chế các loại đồ uống này.
2.2 Rượu bia và đồ có cồn
Cồn không chỉ gây nóng đại tràng, kích thích co thắt mà còn khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Sử dụng rượu bia thường xuyên làm tổn thương đến thành dạ dày, kích thích trào ngược dịch vị đại tràng.
2.3 Nước ép từ trái cây chua
Trái cây chua như dứa, cam, chanh… chứa nhiều vitamin C. Tuy nhiên chúng có tính axit mạnh, có thể gây hại cho đại tràng. Người bệnh tiêu hóa không nên uống thường xuyên các loại đồ uống và trà từ nguyên liệu này.
2.4 Các loại viên sủi
Các dòng thực phẩm dạng viên sủi uống, trà rất tiện dụng nên được ưa chuộng. Tuy nhiên người bệnh dạ dày, đại tràng cần hạn chế, đặc biệt là các loại viên uống C sủi.
Trên đây là thông tin “Uống trà gì tốt cho đại tràng” mà người bệnh nên tham khảo. Ngoài ra, khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Việc phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời sẽ hạn chế bệnh tiến triển thành mạn tính và ung thư.