Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bệnh ung thư đại tràng
Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, đây là ruột già hay ruột kết. Ung thư ở đại tràng là tình trạng các tế bào ác tính xuất hiện trong các mô đại tràng. Căn bệnh này thường được nhóm với ung thư trực tràng vì nhiều đặc điểm tương đồng.
Ung thư đại tràng có thể xâm lấn các mô xung quanh hoặc xa hơn qua các hạch bạch huyết và máu. Khi bệnh ung thư rời khỏi vị trí ở đại tràng và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể gọi là di căn. Khi các tế bào ung thư đã di căn xa thì tỉ lệ điều trị thành công giảm và nguy cơ tử vong tăng lên.
2. Triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư ở đại tràng
Tùy theo kích thước, vị trí khối u và giai đoạn tiến triển mà có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Bệnh ung thư này thường khó phát hiện ở thời gian đầu do các triệu chứng ít và mơ hồ, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Những triệu chứng có thể xảy ra ở bệnh bao gồm:
– Thói quen đi ngoài thay đổi
– Có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài
– Đi ngoài ra chất nhầy và máu
– Bụng bị chướng, đôi lúc đau quặn, khó tiêu
– Sờ được khối u ở thành bụng
– Cơ thể thiếu máu dẫn tới suy nhược, mệt mỏi
Khi gặp bất cứ biểu hiện nào trong số các tình trạng trên, người bệnh nên chủ động thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân. Việc điều trị sớm không chỉ giúp người bệnh thoát bệnh hiệu quả mà còn giúp người bệnh có được cơ hội điều trị tốt nhất.
3. Những nguyên nhân của bệnh ung thư này
Bệnh ung thư đại tràng hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây bệnh, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh có thể kể đến như:
– Tuổi tác càng lớn, nguy cơ mắc ung thư ở đại tràng càng cao
– Tổn thương như: viêm đại tràng, xuất huyết đại tràng, bệnh Crohn, polyp biểu mô tuyến ở dạng ống và nhung mao
– Hội chứng Lynch, bệnh đa polyp đại tràng theo gia đình, hội chứng Gardner, hội chứng Peutz-Jeghers…
– Trong gia đình, tiền sử có người thân từng mắc ung thư ở đại tràng
– Lối sống thiếu lành mạnh, hút nhiều thuốc lá và uống quá nhiều bia rượu
– Người bệnh bị béo phì.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều thịt, nhiều mỡ, ít chất xơ và vitamin, thiếu canxi
– Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng benzopyren, nitrosamin
3. Các phương pháp và phương hướng điều trị bệnh
3.1 Các phương pháp phổ biến điều trị bệnh ung thư ở đại tràng
Hiện nay, ung thư trong đại tràng sẽ được điều trị với phác đồ điều trị chuyên biệt với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư ở đại tràng điển hình có thể kể đến như:
– Phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ ung thư ở đại tràng là phương pháp loại bỏ khối u, một số mô và hạch bạch huyết lân cận. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cho bệnh ở giai đoạn mới khởi phát.
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật ung thư ở trực tràng là mổ mở và nội soi công nghệ cao. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, cấu trúc và tình trạng của trực tràng, mức độ phức tạp và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
– Hóa trị
Hóa trị cho bệnh nhân ung thư ở đại tràng là một phương pháp quan trọng. Phương pháp này dùng thuốc để ức chế và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
Thuốc trong điều trị bệnh có thể nạp qua đường uống hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch. Sử dụng đường truyền nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, liều lượng và sức khỏe của người bệnh cụ thể.
Hóa trị trong điều trị bệnh ung thư này giúp người bệnh giảm tối đa ảnh hưởng của triệu chứng đồng thời hỗ trợ cho quá trình trước và sau phẫu thuật.
– Xạ trị
Xạ trị trong điều trị ung thư ở trực tràng là sử dụng tia X với năng lượng cao chiếu vào khối u của người bệnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường sử dụng để điều trị tăng hiệu quả trước hoặc sau phẫu thuật.
Đôi khi, phương pháp này cũng được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật.
Có hai phương pháp xạ trị điển hình là xạ trị chiếu ngoài và hình thức xạ trị áp sát.
3.2 Một số phương pháp khác điều trị ung thư ở đại tràng
Các phương pháp điều trị khác gồm có: thuốc, đốt tế bào ung thư, áp lạnh…
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý khác nhau mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Thông thường, phác đồ sẽ được xây dựng với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp điều trị để phối hợp tiêu diệt tế bào ung thư mà không sử dụng một phương pháp đơn lẻ nào. Tuy nhiên, để ưu tiên bảo tồn chức năng cơ quan trong cơ thể, bác sĩ thường chỉ định điều trị với các phương pháp phù hợp với sức khỏe của người bệnh nhất.
4. Phòng ngừa nguy cơ gây bệnh ung thư ở đại tràng thế nào?
Người bệnh có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là sẽ mắc phải bệnh ung thư ở đại tràng. Nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này với nhiều lí do khác nhau mà không có yếu tố nguy cơ đi kèm.
Có thể khẳng định, môi trường và yếu tố cuộc sống sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc mắc bệnh, đặc biệt là ung thư. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi có bất thường. Đồng thời người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:
– Thường xuyên thăm khám và kiểm tra đại tràng khi thấy dấu hiệu lạ
– Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin E, C và A…
– Ăn uống điều độ, cân bằng dinh dưỡng tránh tình trạng béo phì
– Rèn luyện sức khỏe và thăm khám tình hình đại tràng định kỳ.