Thoát vị bẹn triệu chứng đặc trưng là xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn, ấn mềm. Khối này phồng lên khi bạn đứng, chạy, nhảy, ho, rặn…và xẹp lại khi nằm xuống, nghỉ ngơi. Cách điều trị thoát vị bẹn triệt để duy nhất hiện nay là phẫu thuật để đẩy các tạng về vị trí cũ, củng cố vững chắc thành bụng yếu. Tìm hiểu chi tiết các thông tin này trong bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu thoát vị bẹn triệu chứng như thế nào?
1.1. Thoát vị bẹn triệu chứng thường gặp
Thoát vị bẹn thực chất là tình trạng một tạng nào đó trong ổ bụng (mạc nối, ruột non…) rời khỏi vị trí ban đầu chui qua thành bụng xuống vùng bẹn. Bệnh có thể gặp ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Triệu chứng của thoát vị bẹn thường gặp của thoát vị bẹn bao gồm:
– Có khối phồng tại vùng bẹn bìu ở nam giới và gần vùng âm môi ở phụ nữ.
– Khối phồng này thường phồng lên to hơn khi người bệnh ho, khóc, rặn hoặc có các vận động mạnh hơn như chạy, nhảy, mang vác đồ nặng. Khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, xẹp xuống.
– Cảm giác đau tức, khó chịu như có khối nặng đè ở vùng bẹn.
1.2. Thoát vị bẹn triệu chứng cần cấp cứu
Bệnh thoát vị bẹn nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt. Nếu có các triệu chứng cảnh báo thoát vị bẹn đã tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời:
– Thoát vị kẹt: xảy ra khi một phần của ruột, mô mỡ hoặc buồng trứng (ở nữ)… bị kẹt lại trong túi thoát vị. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khối phồng căng chắc, sưng đau, có thể kèm theo nôn ói, táo bón.
– Thoát vị nghẹt: tình trạng túi thoát vị bị xoắn lại dẫn tới hoại tử các tạng, viêm phúc mạc… đe dọa gây tử vong. Dấu hiệu của biến chứng này là khối phồng sưng, nóng, chuyển màu đỏ, tím, thẫm, người bệnh đau dữ dội, bị sốt.
2. Thoát vị bẹn triệu chứng khó chịu phải làm sao?
Như đã đề cập ở các phần trên, người bệnh khi bị thoát vị bẹn triệu chứng khó chịu, cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám.
Thoát vị bẹn có thể được phát hiện sớm qua thăm khám lâm sàng khi quan sát bằng mắt thấy có khối phồng. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đứng lên, ho hoặc thử rặn mạnh để khối phồng hiện lên rõ hơn. Trong một số trường hợp, siêu âm hoặc chụp CT cũng có thể được chỉ định để hỗ trợ khẳng định chẩn đoán thoát vị bẹn.
Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để chấm dứt ngay các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
3. Cách điều trị thoát vị bẹn
Hiện tại phương pháp điều trị thoát vị bẹn duy nhất là phẫu thuật. Chỉ có phẫu thuật mới có thể đẩy các tạng trong ổ bụng về vị trí chính xác đồng thời tái tạo lại thành bụng vững chắc hơn.
Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở.
– Mổ mở: tạo một vết rạch ở vị trí thoát vị, sau đó đưa tạng sa xuống vùng bẹn về vị trí cũ. Tiếp đến là tiến hành cắt túi thoát vị, khâu đóng và một số trường hợp có thể đặt thêm lưới nhân tạo để củng cố thành bụng.
– Mổ nội soi: cũng tương tự như mổ mở nhưng thay vì phải mở một đường rạch dài ở vùng bẹn, bác sĩ chỉ cần tạo một vài đường rạch rất nhỏ. Sau đó đưa ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật khác vào bên trong để tiến hành xử lý khối thoát vị.
Nhờ đó mổ nội soi có ưu điểm ít đau, hầu như không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, không cần nằm viện lâu. Người bệnh cũng sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.
Một số ca thoát vị bẹn không thể thực hiện phẫu thuật sẽ được chỉ định theo dõi thêm, đeo đai thoát vị bẹn, mặc quần chật…
Sau mổ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, giữ vệ sinh vết mổ. Nếu phát hiện có các biểu hiện bất thường như vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau, sốt…hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý.
4. Cách phòng tránh bệnh thoát vị bẹn
Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc thoát vị bẹn bằng cách làm giảm áp lực lên vùng bụng như:
– Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên.
– Ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để ngăn ngừa táo bón.
– Hạn chế nâng vật nặng, trong trường hợp bắt buộc nên cẩn thận.
– Không hút thuốc lá vì hút thuốc có thể gây ho mạn tính, làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các dấu hiệu của thoát vị bẹn để điều trị kịp thời.
Hy vọng tất cả các thông tin trong bài đã giúp bạn nhận biết được thoát vị bẹn triệu chứng như thế nào cũng như tổng hợp các phương pháp điều trị hiệu quả.