Tìm hiểu sản phụ vì sao mất ngủ sau sinh?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Sau sinh, cơ thể của người mẹ bắt đầu thay đổi để trở lại hoạt động như trước khi mẹ bước vào thai kỳ. Sự thay đổi này có thể kéo theo nhiều vấn đề, điển hình là tình trạng mất ngủ. Việc tìm hiểu sản phụ vì sao mất ngủ sau sinh sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc cải thiện, đồng thời cảnh giác cao độ với tình trạng sức khỏe bản thân.

1. Tìm hiểu những lý do khiến mẹ bỉm mất ngủ sau sinh? Có nghiêm trọng không?

Mất ngủ sau sinh chính là trạng thái không thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Đồng thời, khi bị mất ngủ sau sinh, các mẹ cũng nhạy cảm hơn, thường ngủ ít, khó ngủ, dễ tỉnh giấc, từ đó khiến cho tâm lý và thể trạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.1. Giải đáp thắc mắc vì sao mất ngủ sau sinh?

Bất cứ vấn đề gì xảy ra với người phụ nữ sau khi sinh con đều có lý do của nó. Vậy vì sao ngày càng có nhiều người bị mất ngủ sau sinh?

– Thiếu sắt: Quá trình sinh có thể khiến cho người phụ nữ bị mất nhiều máu, dẫn tới thiếu máu, thiếu sắt. Với những mẹ bỉm bị thiếu máu bẩm sinh, quá trình tái tạo tế bào máu chậm hay gặp tình trạng băng huyết hậu sản, lượng sắt bị thiếu hụt còn nhiều hơn, dẫn tới tình trạng mất ngủ kèm theo mệt mỏi, suy nhược.

– Nội tiết tố sau sinh thay đổi: Sau quá trình chuyển dạ, sinh con, khi thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi cơ thể mẹ, hệ nội tiết bắt đầu vận hành lại và tạo nên sự thay đổi về nồng độ các hormone. Mức progesterone, estrogen giảm thấp đột ngột. Vì vậy, cơ thể bắt đầu tạo ra một số loại hormone mới để bù trừ. Đa phần những hormone này có tác động tới cảm xúc và cả giấc ngủ của người mẹ.

– Thay đổi thể chất sau sinh: Thời gian đầu sau sinh con, cơ thể của mẹ đang có rất nhiều thay đổi, rất nhiều vấn đề và cần được chăm sóc để phục hồi. Những thay đổi này có thể từ vùng đáy chậu, có thể từ vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường, có thể là vết mổ đẻ lấy thai, cũng có thể là do vú căng trong quá trình tạo sữa,… Những thay đổi thể chất này đôi khi gây ra những cơn đau không dứt, ảnh hưởng tới các mẹ, nhất là khi nằm, áp lực dồn nhiều lên vùng chậu, tầng sinh môn và tử cung.

Vì sao mất ngủ sau sinh? Sản phụ thường bị mất ngủ sau sinh vì một số thay đổi về thể trạng, tâm lý

Vì sao mất ngủ sau sinh? Sản phụ thường bị mất ngủ sau sinh vì một số thay đổi về thể trạng, tâm lý

– Rối loạn tâm trạng: Theo nghiên cứu, khoảng gần 20% các bà mẹ bị rối loạn tâm trạng sau sinh do nhiều yếu tố như thay đổi nội tiết, lo lắng quá mức, chăm sóc con nhỏ áp lực, tắc sữa,… Từ đó, tình trạng mất ngủ cũng kéo dài, thậm chí có thể phát triển lên thành trầm cảm sau sinh.

– Nhịp sinh học có sự thay đổi: Nhịp sinh học của cơ thể bạn hoàn toàn có thể thay đổi khi giấc ngủ không được đảm bảo. Không những khiến cho chị em sau sinh khó ngủ, tinh thần không suy kiệt, kém minh mẫn, mệt mỏi, nhịp sinh học thay đổi còn khiến cho hoạt động các cơ quan trong cơ thể bị đảo lộn. Điển hình nhất, hoạt động của não bộ khi điều khiển cơn buồn ngủ bị gián đoạn, dẫn tới mất ngủ sau sinh.

1.2. Vì sao mất ngủ sau sinh? Liệu có nghiêm trọng không?

Chứng mất ngủ sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân, ta có thể thấy được chúng có thực sự nghiêm trọng không?

Đối với trường hợp mất ngủ do các yếu tố như thiếu sắt, những thay đổi thể chất, chị em cần đặc biệt lưu ý. Những nguyên nhân này có thể vừa là tình trạng thường gặp sau sinh, vừa là biểu hiện cho một số bệnh lý hay vấn đề hậu sản như băng huyết, nhiễm trùng, tổn thương vết mổ, vết rạch tầng sinh môn

Đối với trường hợp mất ngủ do các yếu tố khách quan hơn như nội tiết tố, tâm trạng, nhịp sinh học thay đổi, thời gian các mẹ chịu ảnh hưởng có thể không dài. Ngoài ra, mất ngủ sau sinh cũng có thể dẫn tới:

– Giảm đề kháng, suy nhược thể trạng sau sinh.

– Thiếu sữa, tắc sữa do tác động của hệ nội tiết và sự thay đổi của các hormone.

– Ảnh hưởng tới mùi vị và các dưỡng chất trong sữa mẹ.

– Trầm cảm sau sinh – bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

Những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh có thể phần nào cho thấy mức độ ảnh hưởng của tình trạng này tới sản phụ

Những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh có thể phần nào cho thấy mức độ ảnh hưởng của tình trạng này tới sản phụ

Sau sinh, thời gian mẹ bị mất ngủ có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hay thậm chí trong vài năm đầu đời của con, khi con vẫn cần mẹ cho bú và chăm sóc thường xuyên. Ngoài ra, bị mất ngủ nhiều hay ít, lâu hay mau đều phụ thuộc vào nguyên nhân vì sao mất ngủ sau sinh?

2. Một số lưu ý giúp chữa mất ngủ sau sinh

Việc bị mất ngủ sau sinh không hiếm gặp. Bởi vậy, có nhiều cách để mẹ bỉm có thể cải thiện, khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số cách chị em nên chủ động áp dụng thường xuyên, giúp bản thân có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

2.1. Mẹ có thể cải thiện giấc ngủ khi ngủ cùng con

Khi ngủ cùng con, không những sợi dây kết nối tình cảm mẹ con càng trở nên bền chặt mà giấc ngủ của mẹ cũng được cải thiện đáng kể. Bởi lẽ, khi được ngủ cùng mẹ, các bé thường yên giấc hơn, không tỉnh giấc giữa chừng, không quấy khóc. Mẹ cũng sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc, không trằn trọc vì chăm con.

2.2. Đi ngủ sớm

Việc đi ngủ sớm rất có lợi cho việc ổn định lại đồng hồ sinh học của các mẹ bỉm. Cơ thể sẽ dần thích nghi với việc ngủ sớm. Mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, có những giấc ngủ chất lượng hơn.

Thói quen này còn có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu, quá trình phục hồi của cơ thể, các cơ quan như tử cung, thận,… Từ đó, sức khỏe của các bà mẹ cũng được ổn định sớm hơn, tinh thần thoải mái hơn trong thời gian ở cữ.

2.3. Không ăn quá no trước giờ ngủ, không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích

Những thức uống có chất kích thích như cồn và cafein đều không tốt cho thần kinh và não bộ. Chúng sẽ khiến cho tâm lý của người mẹ không được thoải mái, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Trước khi đi ngủ, sản phụ chỉ nên ăn nhẹ, đặc biệt là vào buổi tối

Trước khi đi ngủ, sản phụ chỉ nên ăn nhẹ, đặc biệt là vào buổi tối

Ngoài ra, việc ăn quá no, khiến dạ dày, hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều trước khi đi ngủ cũng gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng, đầy hơi. Các mẹ sẽ không thể thoải mái để bước vào một giấc ngủ sâu khi ăn quá no hoặc ăn quá sát giờ ngủ.

2.4. Điều hòa nhịp thở và thư giãn

Sau sinh, nhiều mẹ bỉm bị khó thở. Tình trạng này có thể xuất phát từ quá trình cải thiện hoạt động của phổi sau thời gian dài bị chèn ép trong cơ thể thời gian bầu bí. Ngoài ra, việc sữa mẹ về nhiều cũng có thể làm cản trở hoạt động hô hấp, làm cho các mẹ cảm thấy căng tức, khó thở.

Vì vậy, việc điều hòa nhịp thở giúp các mẹ cải thiện hô hấp tốt hơn, giúp thả lỏng và thư giãn để có thể ngủ ngon hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lựa chọn một số động tác thiền hoặc ngâm chân nước ấm để cơ thể cảm thấy thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ sâu.

3. Sau sinh bị mất ngủ, có nên sử dụng thuốc?

Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ sẽ càng mệt mỏi, cáu gắt, thậm chí có thể bị trầm cảm sau sinh. Bởi vậy, không ít người mong muốn cải thiện giấc ngủ thông qua việc sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, cơ thể của sản phụ sau sinh còn rất yếu. Bên cạnh đó, vì đang trong thời kỳ cho con bú nên dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào, các mẹ cũng đều phải cẩn trọng. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng thuốc, các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Sản khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Sự ưu tiên vẫn là các mẹ nên chủ động tìm giải pháp cải thiện tình trạng mất ngủ bằng việc thay đổi thói quen hàng ngày, tránh việc phải dùng tới thuốc điều trị.

Cơ thể của sản phụ sau sinh còn rất yếu, vì vậy cần ưu tiên những phương pháp cải thiện giấc ngủ không cần dùng thuốc

Cơ thể của sản phụ sau sinh còn rất yếu, vì vậy cần ưu tiên những phương pháp cải thiện giấc ngủ không cần dùng thuốc

Ngoài ra, để cải thiện, các mẹ cũng có thể thêm vào thực đơn hàng ngày một số thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ, an toàn cho sức khỏe như hạt sen, hạnh nhân, óc chó, đậu xanh, mật ong,…

Bị mất ngủ sau sinh, mẹ bỉm không nên lo lắng quá mức. Đầu tiên, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, thông báo về tình trạng cơ thể hiện tại để biết vì sao mất ngủ sau sinh. Từ đó, việc cải thiện, xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng này cũng có thể cụ thể hơn, cho hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital