Nội soi đại tràng được xem là tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Cùng tìm hiểu về các thông tin nội soi đại tràng, nội soi có nguy hiểm không và thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Nội soi đại tràng là gì, có nguy hiểm không?
1.1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho phép bác sĩ quan sát tình trạng bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa một dây nội soi mềm, đầu có gắn đèn và camera đi từ hậu môn lên trực tràng và tới đại tràng. Ống nội soi đi đến đâu sẽ truyền tải hình ảnh qua màn hình nội soi. Nhờ đó, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các tổn thương và bất thường dù là rất nhỏ nếu có.
1.2. Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?
Về cơ bản, phương pháp nội soi khi được thực hiện theo đúng quy trình sẽ đảm bảo tính an toàn, không gây biến chứng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Nội soi đại tràng là một phương pháp tiên tiến, được áp dụng ở rất nhiều bệnh viện lớn. Kỹ thuật này được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao áp dụng để chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh liên quan đến đại trực tràng như cầm máu tổn thương, cắt polyp, loại bỏ tổ chức tiền ung thư/ung thư sớm,…. Đây cũng là lợi thế của nội soi mà các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn không thể thực hiện. Nhiều bệnh nhân đã được cứu chữa kịp thời, tránh được những nguy cơ xấu ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Cần chuẩn bị gì trước nội soi
Việc chuẩn bị trước khi nội soi sẽ cần lưu ý chuẩn bị tại nhà và chuẩn bị tại viện, cụ thể:
Chuẩn bị tại nhà:
– Bạn nên đặt lịch nội soi trước với đơn vị thực hiện để được hướng dẫn đúng về yêu cầu nội soi. Nhất là những đối tượng có bệnh nền, dị ứng hoặc đang sử dụng thuốc điều trị thì bắt buộc cần liên hệ trước với bác sĩ.
– Người bệnh nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng, nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước giờ nội soi. Không uống các loại nước có màu như rượu vang, nước trái cây, sinh tố,…
– Thực hiện làm sạch đại tràng đại tràng nếu có điều kiện: Làm sạch đại tràng là yêu cầu bắt buộc của người bệnh khi thực hiện nội soi. Bạn có thể tự làm sạch đại tràng tại nhà trước khi đến viện theo hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế tại nơi thực hiện nội soi.
Chuẩn bị tại viện:
– Bệnh nhân được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử, triệu chứng gặp phải và kiểm tra hậu môn để đánh giá các tổn thương nếu có.
– Sau đó, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết như siêu âm, điện tim, chụp CT,…
– Tiến hành các yêu cầu trước nội soi theo hướng dẫn của điều dưỡng.
3. Quy trình nội soi không đau tại TCI
Hệ thống Y tế Thu Cúc triển khai nội soi đường tiêu hóa dưới không đau theo đúng quy trình chuẩn các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và nhận chỉ định nội soi.
Bước 2: Làm các xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng theo chỉ định.
Bước 3: Làm hồ sơ nội soi (đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, kiểm tra dị ứng nếu có,…)
Bước 4: Làm sạch đại tràng tại viện (Với người bệnh đã làm sạch đại tràng sẽ bỏ qua bước này)
Bước 5: Người thay đồ nội soi
Bước 6: Người bệnh sẽ được điều dưỡng đặt một đường truyền mê và chuyển vào phòng nội soi.
Bước 7: Bác sĩ gây mê kiểm tra và thực hiện gây mê.
Bước 8: Bác sĩ nội soi bắt đầu nội soi đại trực tràng tìm tổn thương.
Bước 9: Hoàn tất thủ thuật, điều dưỡng rút đường truyền mê.
Bước 10: Người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Sau đó được đo lại huyết áp.
Bước 11: Đọc kết quả nội soi cùng bác sĩ tại phòng khám ban đầu.
4. Những ai nên thực hiện nội soi đại trực tràng?
Nội soi đại – trực tràng được khuyến cáo cần thiết với những đối tượng sau đây:
– Đau bụng dưới, có thể là cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn theo từng cơn;
– Thay đổi thói quen đại tiện: đại tiện nhiều hoặc ít hơn, khó đại tiện, đại tiện phân lỏng hoặc táo bón;
– Hay có cảm giác đi ngoài không hết phân, không nhẹ bụng;
– Đi ngoài ra máu;
– Bị thiếu máu nhưng không xác định rõ nguyên nhân;
– Người sụt cân nhanh, giảm cân không chủ đích, không rõ nguyên nhân;
– Trường hợp người bệnh đang theo dõi bệnh lý đại trực tràng như viêm, loét, có polyp,…;
– Người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng như gia đình có thành viên mắc polyp hoặc ung thư đại tràng, môi trường sống có nhiều người mắc ung thư, người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại,…
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người từ 45 tuổi kể cả không có triệu chứng đường tiêu hóa rõ ràng cũng nên chủ động thực hiện nội soi cả dạ dày và nội soi đại tràng nhằm tầm soát tốt bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư.