Những điều cần biết về phương pháp nội soi đại tràng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Thẩm Hoàng Hải

Trưởng đơn nguyên Nội soi tiêu hóa

Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến và có hiệu quả cao nhất trong việc tầm soát, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Bài viết sau đây sẽ đề cập chi tiết về phương pháp thăm dò chức năng này.

1. Nội soi đại tràng là gì?

Phương pháp nội soi đại tràng còn được biết đến với tên gọi là nội soi đường tiêu hóa dưới. Đây là kỹ thuật thăm khám và phát hiện mọi bất thường của toàn bộ đại tràng nhờ ống nội soi mềm gắn camera đi qua đường hậu môn vào trực tràng, đại tràng và manh tràng.

Hình ảnh thu được từ thiết bị nội soi giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương như các ổ viêm loét, xuất huyết, polyp, khối u,…tại đường ruột. Hiện nay, có hai phương pháp nội soi phổ biến được sử dụng là nội soi truyền thống (không gây mê) và nội soi không đau (nội soi gây mê).

Những điều cần biết về nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến và có hiệu quả cao nhất trong việc tầm soát, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa dưới.

1.1. Nội soi truyền thống (không sử dụng gây mê)

Đây là phương pháp nội soi tiêu chuẩn có chi phí thấp. Tuy nhiên, do người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nên sẽ cảm thấy khó chịu, căng tức hoặc đau đớn trong quá trình nội soi. Nguy hiểm hơn, nếu người bệnh chuyển động trong quá trình nội soi có thể khiến lòng đại tràng dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, không ít trường hợp người bệnh quá khó chịu, không chịu được nữa, gây áp lực cho bác sĩ buộc phải kết thúc nội soi sớm, khiến thường bị bỏ sót các bất thường.

1.2. Nội soi không đau (gây mê)

Ngược lại, với nội soi không đau, người bệnh ngủ ngon nhờ được gây mê nên không hề có cảm giác khó chịu hay đau đớn. Quá trình nội soi diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, chính xác. Bác sĩ dễ dàng quan sát toàn bộ đường tiêu hóa dưới và thuận lợi hơn khi can thiệp cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu,…

Phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế như chi phí cao hơn so với nội soi truyền thống. Trước khi nội soi, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn cho việc gây mê. Đồng thời phải làm sạch đại tràng trước khi nội soi. Do đó, quá trình chuẩn bị của nội soi gây mê sẽ kéo dài hơn so với nội soi không gây mê.

2. Các trường hợp chuyên gia khuyến cáo nội soi đại tràng

Theo các chuyên gia, những trường hợp được khuyến cáo thực hiện nội soi đường tiêu hóa như sau:

– Người bệnh có triệu chứng bất thường về tiêu hóa như: đau bụng không rõ nguyên nhân, rối loạn đại tiện, thay đổi thói quen đại tiện, đi ngoài phân dính máu, phân đen,…

– Người bệnh mắc các bệnh lý đường ruột như: viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng,…

– Hình ảnh đại tràng trên phim chụp X quang hoặc CT xuất hiện các bất thường không rõ chẩn đoán.

– Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng như: từng có polyp hoặc mắc ung thư đại trực tràng, tiền sử trong gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, viêm đại tràng loạn sản nặng,…

– Người muốn kiểm tra định kì và phát hiện ung thư đại tràng sớm. Đặc biệt những người trên 40 tuổi nên tầm soát và nội soi định kỳ 1 – 2 lần/năm.

Các trường hợp chuyên gia khuyến cáo nội soi đại tràng

Người muốn kiểm tra định kì và phát hiện ung thư đại tràng sớm. Đặc biệt những người trên 40 tuổi nên tầm soát và nội soi định kỳ 1 – 2 lần/năm.

3. Quy trình nội soi đại tràng

Nội soi đường đại tràng được chia thành 3 giai đoạn: Trước – trong – sau khi nội soi diễn ra cụ thể như sau:

3.1. Trước khi nội soi đại tràng

Người bệnh khám ban đầu với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định trước khi nội soi. Đồng thời, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng, tình trạng mang thai.

Đây là các bước bắt buộc mà mỗi người bệnh cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi nội soi. Bởi có những trường hợp mắc bệnh nền nghiêm trọng, đang sử dụng thuốc chống đông máu sẽ xảy ra biến chứng nghiêm trọng khi can thiệp nội soi.

Người bệnh sẽ được cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc làm sạch đại tràng (có thể làm sạch đại tràng tại nhà). Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc trước và trong ngày nội soi như: thuốc sắt, thuốc tiểu đường, thuốc chống đông máu,…

Một ngày trước ngày nội soi, người bệnh không tiêu thụ thức ăn rắn, cứng; chỉ nên ăn thực phẩm lỏng và ít chất xơ; không uống nước có màu. Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước nội soi để đảm bảo hiệu quả quan sát, chẩn đoán.

3.2. Trong quá trình nội soi

Người bệnh nằm tư thế nghiêng bên trái, chân phải co lên, chân trái duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê, thuốc giảm đau (với nội soi truyền thống) và gây mê tĩnh mạch (với nội soi không đau) cho người bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ luồn ống nội soi đưa qua hậu môn vào đại tràng.

Người bệnh nội soi không đau sẽ ngủ ngon trong suốt quá trình nên không thấy đau hay khó chịu. Còn trường hợp nội soi truyền thống người bệnh thấy khó chịu, đau tức bụng. Lúc này người bệnh cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu, nằm im để quá trình nội soi không bị gián đoạn.

Thời gian nội soi đại tràng thường giao động trong khoảng 20 – 30 phút tùy theo tình trạng của người bệnh. Trường hợp cần can thiệp điều trị (như cắt polyp, cầm máu,…) thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn.

Trong quá trình nội soi

Nội soi đường đại tràng được chia thành 3 giai đoạn: Trước – trong – sau khi nội soi

3.3. Sau khi nội soi

Người bệnh sẽ nghỉ ngơi đến khi giảm bớt tình trạng khó chịu ở bụng hoặc sau khi hết thuốc mê. Một số triệu chứng có thể xuất hiện sau nội soi gồm: đau nhẹ âm ỉ vùng bụng, chướng bụng, buồn đại tiện. Trong trường hợp người bệnh thực hiện cắt polyp hoặc sinh thiết có thể thấy máu xuất hiện trong phân với lượng ít.

Các biểu hiện này đều là hiện tượng bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, chóng mặt, sốt, đại tiện ra nhiều máu,…

Sau đó người bệnh sẽ được nhận kết quả nội soi và chờ đọc kết quả với bác sĩ. Tại Thu Cúc, mỗi người bệnh sau nội soi đều được hỗ trợ suất ăn nhẹ.

3.4. Đọc kết quả nội soi đại tràng

Dựa vào kết quả nội soi bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về tình trạng sức khỏe người bệnh:

– Kết quả nội soi bình thường: Bác sĩ loại trừ các bệnh lý đại trực tràng, chẩn đoán qua các khả năng khác.

– Kết quả có vấn đề: Bác sĩ đưa ra kết luận và hướng điều trị cụ thể cho người bệnh. Bác sĩ sẽ kê thuốc, hẹn lịch tái khám, đồng thời tư vấn người bệnh cách ăn uống và chăm sóc sức khỏe sau nội soi.

Đối với trường hợp tầm soát ung thư đại tràng sớm, người bệnh yên tâm nếu kết quả không có gì bất thường. Tuy nhiên, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt và tần suất thăm khám để kiểm soát bệnh hiệu quả.

4. Thu Cúc TCI – địa chỉ y tế nội soi đại tràng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ thực hiện nội soi đại tràng, đặc biệt là nội soi đại tràng gây mê thì hãy lựa chọn Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI bởi những ưu điểm mang lại như sau:

– TCI áp dụng công nghệ nội soi MCU và NBI 5P tiên tiến bậc nhất phát hiện sớm bệnh lý đường tiêu hóa bao gồm cả ung thư.

– Hoàn toàn không gây đau hay khó chịu nhờ ứng dụng bơm tiêm điện tự động.

– Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, nhận nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

Bài viết trên đây đã nói nêu về phương pháp nội soi đại tràng – phương pháp thăm dò chức năng hiệu quả, an toàn giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Bác sĩ khuyến cáo hãy chủ động nội soi tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm soát tốt nhất sức khỏe đại tràng của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital